Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dạ dày – có thể giúp cải thiện hoặc khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Vậy đâu là những thực phẩm có lợi cho dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn các lựa chọn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ tái phát những cơn đau khó chịu.

Ăn gì có thể tốt cho dạ dày?
Sữa chua
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics – nhân tố giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn bổ sung dưỡng chất như canxi và protein thiết yếu cho cơ thể. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, việc bổ sung sữa chua thường xuyên trong quá trình điều trị loét dạ dày do vi khuẩn H.Pylori có thể tăng hiệu quả lên gấp 4 lần so với dùng thuốc đơn thuần. Ngoài sữa chua, các món ăn lên men như kim chi, dưa cải cũng là nguồn cung cấp Probiotics rất có lợi nếu sử dụng đúng cách.
Tỏi
Tỏi được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” nhờ chứa allicin – hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày. Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng ghi nhận tỏi sống hoặc các sản phẩm từ tỏi như viên bột tỏi mang lại lợi ích đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề dạ dày. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm áp lực cho dạ dày.
Nghệ
Nghệ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng cũng đồng thời là vị thuốc quý nhờ chứa curcumin – hoạt chất nổi bật với công dụng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho thấy curcumin có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori. Người bị đau dạ dày có thể sử dụng tinh bột nghệ pha mật ong với nước ấm hoặc đưa nghệ vào thực đơn hằng ngày thông qua các món như cà ri, thịt rang nghệ, canh nấu nghệ,…
Chuối
Chuối có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giúp làm dịu các vùng viêm và giảm nguy cơ kích ứng. Đây cũng là loại trái cây lý tưởng cho người bị rối loạn tiêu hóa nhờ chứa nhiều kali và chất xơ hòa tan, hỗ trợ phục hồi cơ thể sau tiêu chảy hoặc mất nước, đồng thời ngăn ngừa táo bón.

Cơm
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, cơm mềm, dễ tiêu, ít gây kích thích tiết axit nên thích hợp cho người đang gặp vấn đề về dạ dày. Tuy các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, đậu đỗ giàu dưỡng chất và chất xơ, nhưng nên hạn chế nếu đang bị viêm loét hay khó tiêu.
Cháo và súp
Các món ăn dạng lỏng như cháo, súp giúp giảm gánh nặng cho dạ dày khi tiêu hóa, đồng thời làm dịu tình trạng dư axit trong dịch vị. Đặc biệt hiệu quả với người bị trào ngược dạ dày hay đầy hơi.
Ngũ cốc và các loại hạt
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch hay các loại đậu vào khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà còn cải thiện chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, cần uống đủ nước để tránh tình trạng khó tiêu.
Rau lá xanh đậm và tảo biển
Những loại rau như cải bó xôi, rau chân vịt hay rong biển đều giàu chất xơ, sắt và vitamin B12 – dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và bảo vệ niêm mạc ruột.
Thực phẩm chứa đạm và chất béo lành mạnh
Các loại cá béo, thịt gia cầm nuôi tự nhiên hay trứng là nguồn đạm dễ tiêu hóa, hỗ trợ tái tạo mô tổn thương ở dạ dày. Bên cạnh đó, chất béo tốt như omega-3 trong dầu cá, dầu ô liu, dầu dừa hoặc bơ còn có tác dụng chống viêm, giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cam thảo
Cam thảo chứa glycyrrhizic – hợp chất có vị ngọt tự nhiên giúp làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa. Đây là một trong những vị thuốc dân gian phổ biến trong việc điều trị các rối loạn dạ dày.
Lưu ý gì để tránh đau dạ dày tái phát?
Nên ưu tiên các món ăn nấu chín mềm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho dạ dày. Hạn chế món chiên xào, thay bằng món luộc, hấp. Ăn chậm, nhai kỹ giúp tiết nước bọt và hỗ trợ tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh ăn quá no, gây căng thẳng cho dạ dày.
Nên ăn đồ ấm, tránh lạnh hoặc quá nóng. Sau ăn, không nên nằm ngay hay vận động mạnh; thay vào đó, đi lại nhẹ nhàng 3–5 phút để hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế tích mỡ bụng.
Hy vọng thông tin trên giúp bạn ăn uống hợp lý và giảm nguy cơ tái phát cơn đau dạ dày. Nếu tình trạng kéo dài, hãy thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân chính xác.