Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón, đặc biệt là táo bón ở trẻ em. Vậy trẻ bị táo bón nên tránh ăn gì và ba mẹ cần làm gì để phòng ngừa tình trạng này? Dưới đây là những lời khuyên từ các chuyên gia.

Trẻ bị táo bón nên kiêng gì?
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, việc biết trẻ bị táo bón không nên ăn gì sẽ giúp ba mẹ xây dựng thực đơn phù hợp, từ đó cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Thức ăn nhanh
Nhiều trẻ em yêu thích thức ăn nhanh vì hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ và ít chất xơ, dễ gây táo bón và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ cần tránh cho trẻ ăn các món như xúc xích, gà rán, bánh mì kẹp, khoai tây chiên khi trẻ bị táo bón.
Đồ chế biến sẵn
Tương tự như thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn không thích hợp cho trẻ bị táo bón. Các thực phẩm này thiếu chất xơ và chứa nhiều chất béo, natri, chất bảo quản, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng táo bón. Do đó, cần tránh cho trẻ ăn xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt hun khói và thực phẩm đóng hộp.
Thịt đỏ
Thịt đỏ, bao gồm thịt bò, trâu, cừu, dê, có ít chất xơ và nhiều chất béo bão hòa. Điều này có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến quá trình tiêu hóa kéo dài hơn, làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thịt đỏ khi bị táo bón.
Phô mai
Phô mai cung cấp canxi và protein, nhưng lại thiếu chất xơ, nên nếu trẻ ăn nhiều, có thể làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Vì vậy, khi trẻ bị táo bón, ba mẹ nên tạm ngừng cho trẻ ăn phô mai cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế
Những thực phẩm như gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, ngũ cốc đã qua chế biến không có nhiều chất xơ. Chúng chứa nhiều tinh bột, dễ gây táo bón và tạo cảm giác nặng bụng, khó tiêu. Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm này khi bị táo bón.
Bánh kẹo, socola
Bánh kẹo và socola chứa nhiều đường và không có chất xơ. Đặc biệt, socola còn chứa chất béo và cafein, làm tăng cường hoạt động tiêu hóa, có thể gây táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Nếu trẻ thèm ngọt, ba mẹ có thể thay thế bằng bánh mì nguyên cám hoặc trái cây.
Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Những chia sẻ trên giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị táo bón không nên ăn gì. Vậy thì thực phẩm nào tốt cho trẻ bị táo bón?
Rau củ

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, rau củ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài do phân khô cứng, ba mẹ có thể tăng cường cho bé các loại rau như rau mồng tơi, rau lang, rau dền, khoai lang… để giúp bé nhuận tràng và đi ngoài dễ dàng hơn.
Trái cây
Trái cây giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất là một phần không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ bị táo bón. Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, nho, chuối, thanh long, đu đủ… giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh chóng, từ đó phòng ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả.
Đậu
Các loại đậu như đậu tương, đậu đen, đậu đỏ chứa hàm lượng chất xơ phong phú, là thực phẩm tuyệt vời cho trẻ bị táo bón. Ba mẹ có thể chế biến đậu thành nhiều món như cháo, súp, canh, chè… để thay đổi khẩu vị cho trẻ và kích thích vị giác của bé.
Dầu hạt lanh và dầu ô liu
Dù trẻ bị táo bón không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhưng dầu hạt lanh và dầu ô liu lại chứa nhiều chất béo tốt giúp nhuận tràng. Chúng còn có tính kháng viêm, giúp cải thiện tình trạng táo bón và bảo vệ hệ tiêu hóa. Vì vậy, đây là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của trẻ táo bón.
Sữa chua
Mặc dù phô mai không tốt cho trẻ bị táo bón, nhưng sữa chua lại rất có lợi. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Ba mẹ nên cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cải thiện táo bón.
Phương pháp phòng ngừa trẻ bị táo bón
Ngoài việc biết trẻ bị táo bón không nên ăn gì và nên ăn gì, ba mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa táo bón ở trẻ bằng các biện pháp sau:
- Cho trẻ uống đủ nước, bao gồm cả nước lọc và nước ép hoa quả.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và vận động thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ.
- Massage bụng nhẹ nhàng cho bé để kích thích hệ tiêu hóa, giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.
- Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ, có thể là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau bữa ăn.
- Nếu trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, có thể dùng thuốc làm mềm phân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Với những chia sẻ trên, ba mẹ đã hiểu rõ trẻ bị táo bón không nên ăn gì và những biện pháp phòng ngừa, cải thiện tình trạng táo bón.