Bị kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không? Cách xử lý

1

Vào thời điểm độ ẩm cao như hiện nay, kiến ba khoang phát triển mạnh và dễ tiếp xúc với con người. Nhiều người lo lắng việc bị kiến ba khoang đốt có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Kiến ba khoang cắn gây ngứa ngáy, khó chịu
Kiến ba khoang cắn gây ngứa ngáy, khó chịu

Dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang đốt

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiều người lo lắng khi bị kiến ba khoang đốt là do loài kiến này chứa độc tố Pederin – chất độc mạnh hơn nọc rắn hổ tới 12–15 lần. Tuy nhiên, do chỉ tiếp xúc ngoài da và với lượng nhỏ, nên không gây tử vong. Dù vậy, độc tố này vẫn gây tổn thương da rõ rệt.

Trong 24 giờ đầu, vết đốt thường sưng đỏ và ngứa rát. Sau đó 2–3 ngày, vết thương có thể ngứa dữ dội hơn và sưng to. Một số dấu hiệu điển hình khác gồm:

    • Vết thương mọc thành vệt dài hoặc thành đám.
    • Chủ yếu xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, mặt.
    • Ban đầu là nốt ban nhỏ, sau to dần và có mủ trắng đục ở giữa.
    • Người bị đốt thường ngứa ngáy, khó chịu; trẻ nhỏ có thể sốt nhẹ hoặc nổi hạch.

Kiến ba khoang đốt có thể để lại sẹo không?

Kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách xử lý và chăm sóc vết thương. Do chứa độc tố, vết đốt của kiến ba khoang thường gây nổi mụn nước, thậm chí chảy mủ, kèm theo cảm giác bỏng rát, đau nhức và ngứa ngáy. Nếu xử lý sai cách, nguy cơ để lại sẹo là rất cao.

Khi bị đốt, không nên dùng tay đập hoặc miết kiến vì sẽ làm độc tố lan rộng và vết thương nặng hơn. Đồng thời, tránh gãi dù rất ngứa để không làm tổn thương lan ra và dễ hình thành sẹo. Để hạn chế sẹo, người bị đốt cần xử lý và chăm sóc vùng da tổn thương đúng cách và kịp thời.

Hướng dẫn chăm sóc kiến ba khoang đốt không để lại sẹo

Để tránh để lại sẹo sau khi bị kiến ba khoang đốt, điều quan trọng là phải xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách.

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn
Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Xử lý ban đầu:

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, ngay sau khi bị đốt, hãy rửa sạch vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý. Nếu không có, có thể dùng nước sạch để rửa tạm. Việc làm sạch sớm giúp loại bỏ phần lớn độc tố Pederin trên da, hạn chế tổn thương lan rộng.

Chăm sóc theo mức độ tổn thương:

Trường hợp nhẹ: Kiên trì vệ sinh vết thương hằng ngày và bôi hồ nước hoặc mỡ oxyd kẽm để làm dịu da, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Trường hợp nặng: Nếu vùng da bị tổn thương lan rộng, mưng mủ hoặc sưng viêm nhiều, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà gây biến chứng.

Dưỡng da phục hồi:

Khi vết thương bắt đầu khô, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc mỡ chứa tinh chất nghệ để dưỡng ẩm, tái tạo da và hạn chế hình thành sẹo.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc da bị kiến ba khoang đốt:

    • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Ăn đủ chất với các nhóm dinh dưỡng như protein, kẽm, vitamin A, B, C, E giúp tăng cường cơ chế tự lành của da.
    • Tránh nắng kỹ: Che chắn vùng da tổn thương khi ra ngoài để tránh tia UV làm vết thương thâm và lâu lành.
    • Không dùng nước thường để rửa vết thương: Nước sạch không thể loại bỏ độc tố, thậm chí có thể làm lan rộng vùng tổn thương. Ưu tiên dùng nước muối sinh lý.
    • Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc: Nhiều người nhầm lẫn vết thương do kiến ba khoang đốt với các bệnh da liễu khác như zona, viêm da dị ứng… Việc dùng sai thuốc có thể gây viêm loét, nhiễm trùng.
    • Kiêng thực phẩm gây kích ứng: Tránh ăn hải sản (tôm, cua, ốc), đồ ngọt, đồ chua hoặc mặn trong thời gian vết thương đang hồi phục để hạn chế ngứa, sưng viêm và rút ngắn thời gian lành da.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/