Tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội và cách khắc phục

6

Đau bụng kinh thường là dấu hiệu phổ biến trong chu kỳ hành kinh, ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ. Mức độ đau khác nhau tuỳ theo từng người do cơ địa và tình trạng sức khỏe. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều người gặp khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí phải sử dụng thuốc giảm đau để giảm nhẹ cơn đau.

Nhiều phụ nữ thường bị đau bụng kinh dữ dội trong kì kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ thường bị đau bụng kinh dữ dội trong kì kinh nguyệt

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên hàng tháng cho thấy cơ thể phụ nữ chuẩn bị sẵn cho thụ thai và mang thai. Trong quá trình này:

Niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho việc trứng đã thụ tinh vào tồ và phát triển thành thai.

Khi trứng rụng sau khoảng 14 ngày nhưng không có thai, niêm mạc này sẽ bong ra ngoài, gọi là kinh nguyệt.

Hầu hết phụ nữ trước và trong ngày kinh thường gặp đau bụng. Cơn đau kéo dài 2 – 3 ngày, rất khó chịu, tập trung ở bụng dưới, thậm chí lan đến lưng, đùi. Đây là do tử cung co bóp để loại bỏ niêm mạc đã bong ra.

Nhiều người chịu đau âm ỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, có người bị đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Nguyên nhân có thể là:

    • Co thắt tử cung mạnh: Mức độ co thắt khác nhau ở mỗi người.
    • Cổ tử cung hẹp: Gây khó đẩy máu kinh ra ngoài, khiến tử cung co bóp mạnh hơn.
    • Di truyền: Con gái có thể bị đau như mẹ.
    • Dị tật tử cung: Ngả trước, ngả sau.
    • Đặt vòng tránh thai.
    • Sức khỏe yếu, làm việc vất vả hoặc vận động quá mạnh.
    • Bệnh phụ khoa như u buồng trứng, u xơ tử cung.
    • Thay đổi nội tiết tố, tăng cao progesterone và prostaglandin.
    • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn lạnh, cay nóng.

Nếu không phải do bệnh lý, có thể giảm đau bằng cách thay đổi sinh hoạt. Nếu có bệnh, cần điều trị để kiểm soát cơn đau hàng tháng.

Cần làm gì khi bị đua bụng kinh dữ dội?

Những việc cần làm khi bị đau bụng kinh dữ dội
Những việc cần làm khi bị đau bụng kinh dữ dội

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng chia sẻ thêm, khi gặp đau bụng kinh dữ dội, những cách sau có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

Chườm ấm bụng

Giữ ấm vùng bụng bằng nước ấm, túi giữ nhiệt, hoặc chườm chai nước ấm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới là một cách hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh. Áp dụng phương pháp này trước kỳ kinh và trong suốt ngày hành kinh để cảm thấy thoải mái hơn.

Massage bụng

Khi đau bụng kinh, hãy massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới bằng cách đặt tay lên và thực hiện động tác massage theo hình vòng tròn. Việc này giúp giảm co thắt tử cung đột ngột, giảm đi cảm giác đau bụng kinh hiệu quả.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong kỳ kinh nguyệt, hãy vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phù hợp với độ pH. Tránh quan hệ tình dục và tắm nước lạnh vào những ngày này để hạn chế cơn đau bụng kinh kéo dài và trở nên cực kỳ khó chịu.

Tránh vận động quá mạnh hoặc làm việc nặng

Trong kỳ kinh nguyệt, hãy tránh làm việc nặng hoặc vận động quá mạnh. Nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế co thắt tử cung quá đáng, giúp giảm cơn đau bụng kinh. Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao quá mức như chạy nhảy, đạp xe, leo núi trong thời gian này.

Chế độ ăn uống đúng cách

Đau bụng kinh thường xuất hiện theo từng cơn và trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít. Tránh thức ăn cay nóng, thay vào đó, tăng cường Vitamin, khoáng chất và các thực phẩm giàu canxi như cá, rau xanh, trái cây để cải thiện tình trạng này.

Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết

Nếu các biện pháp khác không giúp giảm đau, thuốc giảm đau là lựa chọn cuối cùng để giảm cơn đau bụng kinh dữ dội. Tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết trong ngày kinh nguyệt.

Đau bụng kinh dữ dội có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm không thể điều trị bằng cách thông thường. Trong trường hợp này, việc khám bác sĩ để chẩn đoán và có biện pháp can thiệp sớm rất quan trọng. Chỉ khi điều trị căn bệnh cơ sở, chúng ta mới có thể cải thiện cơn đau kinh và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe sinh sản.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/