Làm sao để điều trị và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả?

2

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc bị nhiễm khuẩn. Vậy tiêu chảy là bệnh gì và cách nhận biết có đơn giản không?

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Tổng quan về bệnh tiêu chảy

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc chứa nhiều nước.

Tùy vào nguyên nhân, thời điểm khởi phát, mức độ nghiêm trọng và đặc điểm phân, tiêu chảy được chia thành hai dạng chính:

    • Tiêu chảy cấp tính
    • Tiêu chảy mạn tính

Trong đa số trường hợp, bệnh có thể tự cải thiện khi điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu diễn tiến nặng mà không được điều trị kịp thời, tiêu chảy có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đi khám sớm để được tư vấn và xử lý đúng cách.

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, tụ cầu,… có thể xâm nhập từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, gây viêm nhiễm đường tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy, thậm chí ngộ độc.

Vệ sinh kém

Môi trường sống và thói quen vệ sinh cá nhân không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lan truyền, làm tăng nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu, gây tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sống.

Không dung nạp đường

Một số người không hấp thu được đường trong sữa, trái cây, mật ong,… hoặc thiếu men tiêu hóa như lactase, sucrase-isomaltase, có thể bị tiêu chảy sau khi ăn những thực phẩm này.

Ngộ độc thực phẩm

Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm độc, chứa phụ gia nguy hiểm có thể gây ra tiêu chảy kèm triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt. Trường hợp nặng có thể dẫn đến co giật hoặc tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Tình trạng rối loạn nhu động ruột khiến thức ăn di chuyển nhanh, nước không được hấp thu kịp gây tiêu chảy. Bệnh có thể khởi phát do thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thuốc.

Viêm đại tràng

Tình trạng viêm do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở bệnh nhân viêm đại tràng.

Bệnh lý tiêu chảy có triệu chứng gì?

Người bị tiêu chảy thường đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày, phân lỏng kèm nước. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp thêm các triệu chứng sau:

    • Đầy bụng, sôi bụng.
    • Đi ngoài liên tục, ban đầu phân lỏng, sau đó toàn nước.
    • Nôn mửa, trớ thức ăn hoặc dịch lỏng có màu trong hay vàng nhạt.
    • Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
    • Chuột rút, đau quặn bụng.
    • Dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng như khát nước, da khô, mắt trũng, tay chân lạnh.

Phương pháp điều trị bệnh lý tiêu chảy

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Một số phương pháp điều trị phổ biến gồm:

    • Bù nước và điện giải: Là bước quan trọng nhất nhằm ngăn ngừa mất nước.
    • Dùng thuốc kháng sinh: Được áp dụng nếu tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trường hợp do virus thì kháng sinh không có hiệu quả.
    • Điều trị theo nguyên nhân: Nếu tiêu chảy là biểu hiện của bệnh lý khác, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp.
    • Điều chỉnh thuốc đang dùng: Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều hoặc thay thế thuốc để cải thiện triệu chứng.

Phương pháp phòng ngừa tiêu chảy

    • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
    • Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc an toàn thực phẩm.
    • Dùng nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.
    • Xử lý đúng cách các trường hợp tiêu chảy cấp để hạn chế nguy cơ lây lan.

Tóm lại, tiêu chảy là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/