Những thông tin cần biết về thiếu máu não

3

Thiếu máu não nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, đột quỵ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Thiếu máu não nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Thiếu máu não nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho não bị suy giảm, khiến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất gồm:

Xơ vữa động mạch:

Các mảng bám do chất béo tích tụ trong lòng mạch làm hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch dẫn máu lên não, từ đó gây xơ vữa. Khi các mạch máu bị thu hẹp, lưu lượng máu lên não giảm rõ rệt, dẫn đến thiếu máu não.

Huyết áp thấp:

Tình trạng huyết áp quá thấp làm giảm áp lực đưa máu lên não, gây ra thiếu máu não cục bộ. Nguy cơ này thường gặp ở người mắc bệnh tim mạch hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp không đúng cách.

Rối loạn nhịp tim:

Nhịp tim chậm hoặc không đều có thể làm gián đoạn dòng máu lên não. Những người mắc chứng rung nhĩ hoặc nhịp tim chậm có nguy cơ cao bị thiếu máu não.

Huyết khối:

Cục máu đông hình thành trong các mạch máu não hoặc từ nơi khác di chuyển đến não có thể gây tắc nghẽn dòng máu, khiến lượng máu lên não bị giảm hoặc ngưng trệ hoàn toàn.

Các nguyên nhân khác:

Ngoài các yếu tố trên, thiếu máu não còn có thể liên quan đến bệnh lý mạch máu não, chấn thương nặng, mất máu nhiều do phẫu thuật, hoặc phình động mạch não.

Các triệu chứng của thiếu máu não

Chóng mặt, mất thăng bằng:

Người bệnh có thể đột ngột cảm thấy chóng mặt, đi lại loạng choạng, khó giữ thăng bằng. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu đến các vùng não điều khiển vận động và cân bằng bị suy giảm.

Đau đầu dữ dội:

Đau đầu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là những cơn đau đầu dữ dội, khởi phát đột ngột và kéo dài, có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu lên não nghiêm trọng.

Suy giảm trí nhớ:

Các triệu chứng của thiếu máu não
Các triệu chứng của thiếu máu não

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thiếu máu não làm ảnh hưởng đến vùng não liên quan đến trí nhớ và khả năng tư duy, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tập trung, dễ quên hoặc giảm khả năng ghi nhớ.

Tê bì tay chân:

Cảm giác tê bì hoặc mất cảm giác ở tay, chân hoặc một bên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm. Đây là biểu hiện nguy hiểm, cần được can thiệp y tế kịp thời để phòng tránh nguy cơ liệt.

Khó nói, khó nuốt:

Người bệnh thiếu máu não có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, nói lắp, nói ngọng hoặc khó nuốt thức ăn. Những triệu chứng này thường liên quan đến tổn thương ở vùng não điều khiển ngôn ngữ và vận động cơ vùng hầu họng.

Các biến chứng tiềm ẩn của thiếu máu não

Đột quỵ:

Lưu lượng máu lên não bị gián đoạn hoàn toàn có thể dẫn đến đột quỵ, gây liệt, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

Suy giảm chức năng thần kinh:

Tế bào thần kinh tổn thương khiến người bệnh khó nói, khó vận động hoặc mất ý thức.

Giảm chất lượng cuộc sống:

Các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, kém tập trung,… ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Phương pháp phòng ngừa thiếu máu não

Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm nguy cơ thiếu máu não:

    • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây, cá và thực phẩm giàu chất xơ. Hạn chế đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và món ăn nhiều muối.
    • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì vận động mỗi ngày với các môn như đi bộ, yoga, đạp xe,… giúp cải thiện tuần hoàn và tăng cường sức khỏe tim mạch.
    • Kiểm soát huyết áp và mỡ máu: Theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời để ngăn ngừa xơ vữa động mạch – nguyên nhân phổ biến của thiếu máu não.
    • Giảm căng thẳng: Thư giãn tinh thần bằng cách thiền, tập yoga hoặc làm những việc yêu thích để tránh stress kéo dài.
    • Hạn chế bia rượu và thuốc lá: Loại bỏ thói quen này giúp bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
    • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và có hướng xử lý kịp thời.

Nếu có dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu dữ dội, tê bì tay chân, khó nói hoặc mất thăng bằng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/