Viêm da quanh miệng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

2

Viêm da quanh miệng thường gây mẩn đỏ, ngứa rát vùng da xung quanh miệng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm và thăm khám kịp thời giúp kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ da phục hồi nhanh chóng.

Viêm da quanh miệng thường gây mẩn đỏ, ngứa rát vùng da xung quanh miệng
Viêm da quanh miệng thường gây mẩn đỏ, ngứa rát vùng da xung quanh miệng

Triệu chứng nhận biết viêm da quanh miệng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm da quanh miệng là một dạng viêm da dạng chàm chưa rõ cơ chế bệnh sinh, đặc trưng bởi tình trạng kích ứng và nổi sẩn đỏ nhỏ quanh vùng miệng. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

    • Da vùng cằm, môi trên hoặc quanh miệng bị đỏ, ngứa và nóng rát.
    • Xuất hiện các nốt mụn nhỏ, đỏ, không nhân hoặc mủ, dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá.
    • Vùng da quanh miệng khô, bong tróc, thô ráp.
    • Da căng và khô gây khó cử động môi, thường nặng hơn sau khi tiếp xúc nước.
    • Triệu chứng tăng nặng khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Phương pháp điều trị viêm da quanh miệng

Làm sạch da đúng cách

Trước hết, cần rửa mặt nhẹ nhàng bằng sản phẩm làm sạch không chứa xà phòng, không hương liệu, sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Việc làm sạch đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn và giảm nguy cơ kích ứng da.

Ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng

Ngưng ngay các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm có chứa corticoid – một thành phần có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da nếu sử dụng lâu dài. Nếu đang dùng corticoid, cần giảm liều dần theo hướng dẫn để tránh hiện tượng “bùng phát ngược”.

Ngoài ra, nên tránh xa mỹ phẩm có chất tạo màu, hương liệu hoặc các thành phần dễ gây kích ứng. Trong giai đoạn điều trị, tốt nhất nên hạn chế trang điểm.

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Khi tình trạng viêm da không cải thiện, người bệnh cần đến khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và kê toa phù hợp. Một số thuốc thường được sử dụng gồm:

    • Thuốc bôi kháng sinh: Metronidazole hoặc Erythromycin giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
    • Kháng sinh đường uống: Trong trường hợp nặng, có thể được kê đơn các loại như Doxycycline, Minocycline hoặc Tetracycline.
    • Thuốc bôi kháng viêm không corticoid: Các loại như Pimecrolimus hoặc Tacrolimus giúp giảm viêm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như corticoid.

Lưu ý: Việc dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh và corticoid, cần có chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc phản ứng phụ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cách điều trị viêm da quanh miệng
Cách điều trị viêm da quanh miệng

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Người bệnh nên:

    • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm như cá, rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt.
    • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ vì dễ làm tăng viêm da.
    • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) để duy trì độ ẩm và hỗ trợ quá trình phục hồi da.

Dưỡng ẩm da thường xuyên

Da khô dễ làm triệu chứng nặng hơn, do đó, dưỡng ẩm là bước không thể thiếu. Hãy chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, chất bảo quản mạnh – ưu tiên các thành phần như glycerin, hyaluronic acid hoặc ceramide.

Nên bôi dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi rửa mặt. Vào mùa hanh khô hoặc khi làm việc trong phòng điều hòa, có thể bôi thêm khi cảm thấy da khô căng.

Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV

Ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng viêm tồi tệ hơn. Vì vậy:

    • Sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF từ 30 trở lên, ưu tiên loại dành cho da nhạy cảm.
    • Che chắn kỹ bằng khẩu trang, mũ rộng vành khi ra ngoài nắng.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng viêm da quanh miệng

    • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm không chứa hương liệu, không gây kích ứng. Trước khi dùng, nên kiểm tra kỹ bảng thành phần để tránh các chất có nguy cơ gây dị ứng cho da.
    • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn hằng ngày, đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giúp da khỏe mạnh và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
    • Luôn giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng có thành phần tự nhiên, đặc biệt chú trọng dưỡng ẩm nhiều hơn trong điều kiện thời tiết hanh khô hoặc khi tiếp xúc với gió lạnh.
    • Nếu cần dùng corticoid để điều trị bệnh lý về da, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng hoặc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm cả viêm da quanh miệng.

Viêm da quanh miệng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, với việc khám đúng chuyên khoa, điều trị kịp thời và chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/