Cách điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả và mẹo chăm sóc trẻ tại nhà

7

Vàng da sơ sinh là tình trạng phổ biến, thường ở mức độ nhẹ và tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân và mức độ vàng da, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm đẩy lùi tình trạng này và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Vàng da sơ sinh là tình trạng phổ biến
Vàng da sơ sinh là tình trạng phổ biến

Tìm hiểu về vàng da sơ sinh

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh, trước tiên cần xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý nhằm có biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm. Hiện tượng vàng da xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng da và mắt có màu vàng. Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu sau sinh.

Phân loại vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm chính:

    • Vàng da sinh lý: Xuất hiện sau 24 giờ đầu sau sinh, chỉ ảnh hưởng đến vùng mặt, cổ, ngực và phía trên rốn mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường. Tình trạng này thường tự cải thiện mà không cần can thiệp y tế.
    • Vàng da bệnh lý: Xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh, da vàng đậm toàn thân kèm theo các triệu chứng như lừ đừ, co giật, bỏ bú, co cứng người. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài hơn một tuần ở trẻ đủ tháng hoặc hai tuần ở trẻ sinh non và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường do gan chưa phát triển hoàn thiện cùng với số lượng hồng cầu cao, làm tăng nồng độ Bilirubin trong máu. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

    • Sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé.
    • Thiếu men G6PD.
    • Các bệnh lý về màng hồng cầu, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa Bilirubin, suy giáp bẩm sinh hoặc bất thường chức năng ruột.
    • Một số trường hợp, vàng da có thể liên quan đến sữa mẹ.

Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh

Dựa trên nồng độ Bilirubin trong máu, vàng da được chia thành năm mức độ:

    • Mức độ 1: Bilirubin từ 5 – 7mg%, vàng da khu trú ở vùng mặt và cổ.
    • Mức độ 2: Bilirubin từ 8 – 10mg%, vàng da lan xuống ngực và lưng.
    • Mức độ 3: Bilirubin từ 11 – 13mg%, vàng da mở rộng đến bụng và đầu gối.
    • Mức độ 4: Bilirubin từ 13 – 15mg%, vàng da lan đến bắp chân và cánh tay.
    • Mức độ 5: Bilirubin trên 15mg%, vàng da toàn thân, bao gồm lòng bàn tay và bàn chân.

Việc xác định nguyên nhân và mức độ vàng da giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Phương pháp điều trị vàng da sơ sinh

Điều trị vàng da sơ sinh
Điều trị vàng da sơ sinh

Nhận biết và điều trị vàng da sơ sinh

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, ba mẹ cần theo dõi sát sao để có biện pháp xử lý kịp thời. Tùy vào mức độ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn cách chăm sóc giúp trẻ hồi phục nhanh.

Phương pháp điều trị

Vàng da sinh lý: Mức độ nhẹ thường tự khỏi sau khoảng một tuần, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi tại nhà.

Vàng da bệnh lý: Trẻ cần nhập viện để điều trị bằng:

    • Chiếu đèn: Biến đổi Bilirubin để cơ thể đào thải dễ dàng.
    • Thay máu: Áp dụng khi vàng da nặng, có nguy cơ nhiễm độc thần kinh.
    • Truyền Immunoglobulin: Điều trị vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ – con.

Chăm sóc trẻ tại nhà

    • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
    • Đảm bảo trẻ bú đủ sữa mẹ giúp đào thải Bilirubin hiệu quả.
    • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng để tiện theo dõi.
    • Vệ sinh cá nhân đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
    • Đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tiến triển bệnh.

Ba mẹ không tự ý áp dụng các biện pháp dân gian không kiểm chứng. Để phòng bệnh, mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám thai định kỳ.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/