Chàm da là một bệnh lý da liễu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như tay, chân, mặt, môi hoặc mí mắt. Đặc biệt, chàm da mặt không chỉ gây khó chịu với các triệu chứng nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
Tìm hiểu về chàm da mặt
Chàm da mặt là gì?
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, chàm hay eczema, là một bệnh lý da mạn tính tiến triển theo từng đợt, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt ở vùng da dễ ẩm ướt hoặc có nhiều nếp gấp. Khi xảy ra ở mặt, chàm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện chàm da mặt
Chàm da mặt thường biểu hiện qua:
- Da đỏ, sưng và ngứa: Các mảng da đỏ không ranh giới rõ ràng, kèm ngứa hoặc bỏng rát kéo dài.
- Tổn thương vùng mắt: Viêm, phù nề quanh mí mắt.
- Mụn nước: Tập trung thành cụm, dễ vỡ, đường kính 1–2mm.
- Bong tróc và sừng hóa: Da tróc vảy, sần sùi, không đều màu, thô ráp, thậm chí nứt nẻ hoặc lở loét.
- Biến đổi sắc tố: Khu vực tổn thương dễ sẫm màu hoặc sáng hơn vùng da xung quanh.
Nguyên nhân gây chàm da mặt
- Di truyền: Gia đình có người mắc chàm hoặc bệnh lý da liễu sẽ làm tăng nguy cơ.
- Bệnh lý liên quan: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô.
- Dị ứng: Mỹ phẩm, thực phẩm, hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần kích ứng.
- Môi trường: Tiếp xúc khói bụi, hóa chất, nấm mốc, hoặc lông thú cưng.
- Rối loạn nội tiết: Thay đổi hormone làm da nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh.
- Rối loạn miễn dịch: Sức đề kháng suy yếu, da dễ bị tổn thương.
- Stress: Căng thẳng, áp lực tâm lý có thể làm bệnh bùng phát.
- Các yếu tố khác: Sử dụng chăn, ga, gối không sạch, thời tiết thay đổi, cơ địa dễ đổ mồ hôi.
Phương pháp điều trị chàm da mặt tại nhà
Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ chàm da mặt, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Trong trường hợp nhẹ, việc chăm sóc da đúng cách kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn tổn thương lan rộng.
Sử dụng thảo dược tự nhiên
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện chàm da mặt:
- Nha đam và dầu ô liu: Làm dịu kích ứng, giảm ngứa, chống viêm và cung cấp độ ẩm cho da, giúp cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ và ngăn thâm sạm.
- Dâu tây và sữa chua: Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giảm thâm sạm, làm đều màu da nhờ Vitamin C, đồng thời dưỡng da mềm mại và giảm ngứa.
- Mật ong: Chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy tái tạo và lành vết thương. Bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da bị chàm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
Chăm sóc da đúng cách
Da bị chàm nhạy cảm và dễ tổn thương, do đó cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, cân bằng pH, không chứa chất kích ứng.
- Dùng nước ấm để rửa mặt, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
- Hạn chế trang điểm, tập trung vào dưỡng da từ bên trong.
- Dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm và giảm khô, nứt nẻ.
- Không cào gãi hoặc chà xát vùng da bị tổn thương; thay vào đó, chườm lạnh để giảm ngứa.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi để tăng cường miễn dịch và sức khỏe làn da.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, giảm stress để cân bằng nội tiết tố cơ thể.
Các biện pháp trên chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế hoàn toàn liệu pháp y tế. Để đảm bảo hiệu quả và tránh biến chứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.