Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp cải thiện đồi mồi trên da

8

Đồi mồi là những điểm nâu nhỏ xuất hiện trên da, gây ra sự mất thẩm mỹ và tạo cảm giác tự ti cho nhiều người. Mặc dù thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng cũng có trường hợp đồi mồi xuất hiện ở người trẻ. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm thế nào để cải thiện?

Đồi mồi là những điểm nâu nhỏ xuất hiện trên da
Đồi mồi là những điểm nâu nhỏ xuất hiện trên da

Đồi mồi là gì?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đồi mồi là những đốm màu nâu, phẳng thường có kích thước từ 0.5 đến 2.5 cm, thường xuất hiện trên da mặt, cổ, tay, đùi, chân, và các vị trí khác. Chúng là kết quả của sự tăng sản xuất tự nhiên của sắc tố da, có thể xuất hiện độc lập hoặc thành mảng. Đồi mồi có thể tăng kích thước và màu sắc theo thời gian. Thường xuất hiện ở người từ 40 đến 50 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trẻ do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời hoặc các yếu tố khác. Đồi mồi ít khi tự biến mất và thường cần can thiệp hoặc điều trị bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc phương pháp y khoa.

Đồi mồi trên da được hình thành như thế nào?

Đồi mồi là kết quả của tích tụ quá mức melanin tại một số vùng trên da. Melanin, được sản xuất bởi tế bào melanocyte trong lớp biểu bì, quyết định màu sắc của da và đóng vai trò trong hệ thống bảo vệ da. Khi có sự rối loạn trong quá trình sản xuất melanin, tạo ra sự tập trung lớn của melanin tại một vị trí, hình thành các đốm có màu nâu từ nhạt đến đậm. Màu sắc của đồi mồi thường không đồng đều, phụ thuộc vào lượng melanin phát triển tại từng vùng cụ thể.

Đồi môi trên da được gây ra bởi nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc xuất hiện các đốm đồi mồi trên da, nhưng chủ yếu là do:

    • Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ da, làm cho da tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Điều này kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin ở những vùng da tiếp xúc với nắng, gây ra sự hình thành của các đốm đồi mồi.
    • Quá trình lão hóa tự nhiên do tuổi tác làm cho da mất đi collagen và các cấu trúc bảo vệ da, làm cho da trở nên dễ bị tác động từ môi trường, đặc biệt là tia UV, dẫn đến tình trạng khô da, chảy xệ, và xuất hiện đốm đồi mồi.
    • Sự biến đổi trong nội tiết tố, như trong thời kỳ mang thai hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai, có thể gây ra rối loạn trong quá trình sản xuất melanin của da.
    • Sử dụng mỹ phẩm hoặc thuốc có thể làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin.
    • Chế độ dinh dưỡng thiếu các chất chống oxy hóa hoặc không cung cấp đủ các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B, cũng có thể góp phần vào việc xuất hiện đốm đồi mồi trên da.
Các nguyên nhân gây ra đồi mồi trên da
Các nguyên nhân gây ra đồi mồi trên da

Phương pháp cải thiện tình trạng đồi mồi trên da

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, thời tiết nắng nóng và tia UV ngày càng trở nên nguy hiểm cho làn da, làm tăng nguy cơ xuất hiện đốm đồi mồi. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều chỉnh sắc tố hoặc loại bỏ đốm đồi mồi là rất cần thiết để cải thiện làn da.

Phương pháp điều chỉnh sắc tố đốm đồi mồi

    • Sản phẩm chăm sóc da chứa Vitamin C: Chứa các dạng của Vitamin C như L-Ascorbic Acid, Magnesium Ascorbyl Palmitate (MAP), Sodium Ascorbyl Palmitate (SAP), Ethyl L Ascorbic Acid (EAA) dưới dạng gel/kem dưỡng da, tinh chất serum giúp giảm sự tăng sắc tố và cải thiện đều màu da.
    • Acid Glycolic: Có kích thước phân tử nhỏ, với nồng độ dưới 15%, trong kem dưỡng, toner, serum thấm sâu dưới da, giúp loại bỏ tế bào chết và lớp sừng trên da. Đồng thời, cải thiện từng bước đồi mồi khi da bong tróc sau thời gian sử dụng.
    • Kojic acid: Ngăn chặn hình thành sắc tố melanin thông qua việc hạn chế tyrosine kích hoạt sản sinh melanin.

Lưu ý: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cần có tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia da liễu để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Phương pháp loại bỏ đồi mồi

    • Tẩy da hóa học: Sử dụng acid như glycolic acid, salicylic acid, trichloracetic acid (TCA), phenol để loại bỏ tế bào chết và kích thích tái tạo tế bào da mới. Cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
    • LASER YAG: Bào mòn bề mặt da ở lớp thượng bì và trung bì, kích hoạt cơ chế tái tạo tế bào mới.
    • Intense Pulsed Light (IPL): Sử dụng ánh sáng xung có cường độ cao để cải thiện vấn đề sắc tố trên da, đặc biệt hiệu quả đối với các đốm đồi mồi mật độ dày trên da.

Chú ý: Để lựa chọn phương pháp phù hợp, nên tham khảo ý kiến chuyên gia và chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/