Trẻ khó ngủ nên làm gì là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh có con em trằn trọc, thiếu ngủ hoặc mất ngủ. Bài viết này sẽ giúp các cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cung cấp các giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ khó ngủ?
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, trước khi trả lời câu hỏi về việc trẻ khó ngủ nên làm gì, hãy cùng xem qua những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ.
Phòng ngủ không thoải mái
Đây là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phòng ngủ ồn ào, nóng bức, đèn quá sáng, chăn màn ẩm ướt,… đều khiến trẻ khó chịu và khó đi vào giấc ngủ. Ngay cả khi trẻ đã ngủ, những yếu tố này cũng dễ khiến trẻ thức giấc nửa đêm và quấy khóc.
Bé đùa giỡn quá nhiều
Nếu trẻ đùa giỡn, cười nói, vận động quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ khó đi vào giấc ngủ. Hệ thần kinh của bé bị kích thích khiến bé luôn trong trạng thái hưng phấn. Sự kích thích này kéo dài đến khi trẻ lên giường ngủ và thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý
Hiện tượng này thường xảy ra đối với trẻ mới đi học. Trẻ có thể sẽ bị căng thẳng, sợ hãi và bất an khi phải xa bố mẹ và phải làm quen với môi trường mới. Ban đêm, bé sẽ thao thức, trằn trọc và rất dễ bị giật mình, khóc lớn do những “tổn thương” tâm lý ban ngày.
Khó ngủ do bệnh lý
Hệ miễn dịch kém, rối loạn lo âu, tăng động giảm chú ý, trào ngược dạ dày, các vấn đề về hô hấp,… cũng có thể khiến trẻ khó ngủ. Trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng khác tùy vào từng bệnh lý. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân chính xác.
Khó ngủ do thiếu chất
Thiếu các vi khoáng chất như canxi, kẽm, vitamin D, photpho, magie, sắt,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý là cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường hệ miễn dịch và có giấc ngủ chất lượng.
Những mẹo hay dành cho trẻ khó ngủ
Như đã thấy, có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy, biện pháp giúp trẻ dễ ngủ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi bé yêu của mình gặp tình trạng khó ngủ.
Nắm bắt nhu cầu ngủ của trẻ
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm, nhu cầu ngủ và tốc độ phát triển của mỗi trẻ khác nhau, và ở mỗi giai đoạn, giấc ngủ của trẻ cũng thay đổi. Khi lớn lên, trẻ sẽ ngủ ít hơn và có thể bỏ hẳn giấc ngủ ngắn ban ngày. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của con trong từng giai đoạn để có sự điều chỉnh phù hợp.
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Nếu không biết làm sao để cải thiện tình trạng khó ngủ của trẻ, hãy xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ. Bằng cách này, “đồng hồ sinh học” trong cơ thể bé sẽ quen dần, và cứ đến giờ đi ngủ, bé sẽ tự nhiên cảm thấy buồn ngủ. Đến giờ thức dậy, bé sẽ tỉnh táo và nhanh chóng.
Tạo cảm giác an toàn cho trẻ
Tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách đọc sách, kể chuyện hoặc hát ru trước khi ngủ. Ôm và vỗ nhẹ cho bé để giúp bé cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Đảm bảo phòng ngủ chất lượng
Đảm bảo phòng ngủ được bố trí sạch sẽ, yên tĩnh và mát mẻ. Tránh ánh sáng mạnh từ các thiết bị điện tử và đảm bảo nhiệt độ trong phòng từ 26 – 28 độ C bằng cách tắt hoàn toàn các thiết bị điện tử trước khi bé đi ngủ.
Ăn uống vừa đủ và đúng giờ
Đảm bảo bé ăn uống đúng giờ và với lượng vừa đủ trước khi đi ngủ. Tránh cho bé ăn quá no để tránh tình trạng nặng bụng và trào ngược dạ dày, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
Cung cấp chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng cho bé để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé ngủ ngon hơn.
Chủ động phòng bệnh cho trẻ
Dạy bé rửa tay hàng ngày và chăm sóc sức khỏe vào mùa dịch. Tiêm phòng đầy đủ và đảm bảo cơ thể bé khỏe mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nắm bắt nhu cầu của trẻ và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé vẫn khó ngủ sau khi áp dụng các biện pháp trên.