Thiếu máu là một vấn đề phổ biến trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng hiếm khi được hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của nó. Tình trạng thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và những hậu quả của nó ra sao?
Nguyên nhân gây ra thiếu máu và đối tượng nguy cơ
Thiếu máu
Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Sự giảm hay thiếu hụt huyết sắc tố Hemoglobin là nguyên nhân chính khiến tế bào hồng cầu không thể tổng hợp đầy đủ, dẫn đến thiếu máu.
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, khi chỉ số hemoglobin trong máu giảm xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi, giới, và điều kiện sống).
Nguyên nhân
Các nguyên nhân dẫn đến giảm huyết sắc tố và tế bào hồng cầu là rất đa dạng, bao gồm:
- Chảy máu nhiều do tai nạn hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng, hoặc ung thư.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.
- Mất máu do rối loạn kinh nguyệt hoặc rong kinh.
- Phá hủy tế bào hồng cầu do bệnh lupus ban đỏ hệ thống, sốc nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý huyết học bẩm sinh như thalassemia.
- Lách to có thể làm tế bào hồng cầu dễ vỡ.
- Tiếp xúc với chất độc hại trong thời gian dài hoặc nọc độc rắn.
- Các bệnh lý như tăng huyết áp, ung thư, rối loạn đông máu, hay ghép mạch cũng có thể gây phá hủy tế bào hồng cầu.
- Sản xuất tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh lý tủy xương, thiếu sắt, vitamin, acid folic, nhiễm độc chì, hoặc thiếu hormone.
Đối tượng nguy cơ bao gồm trẻ sinh non, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người cao tuổi, và người mắc các bệnh lý mạn tính.
Dấu hiệu và tác hại của thiếu máu
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, triệu chứng của thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:
- Cơ thể xanh xao, sụt cân, mệt mỏi, và đau đầu thường xuyên.
- Da và niêm mạc nhợt nhạt, biến sắc, xanh hoặc vàng.
- Trạng thái hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, đánh trống lồng ngực, rối loạn nhịp tim.
- Lòng bàn tay và chân lạnh.
Ở giai đoạn ban đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng vì thiếu máu ở mức nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm.
Sự thiếu hụt tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố, nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, có thể hồi phục và cân bằng trở lại. Tuy nhiên, mất máu quá nghiêm trọng hoặc nguyên nhân từ các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng của thiếu máu, dù ở mức nhẹ, có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với các trường hợp mất máu nặng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Sự suy giảm hoạt động hàng ngày và tình trạng mệt mỏi hay ngất xỉu đột ngột.
- Suy tim hoặc suy hô hấp nếu thiếu hụt hồng cầu hoặc huyết sắc tố kéo dài.
- Nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
- Mất một lượng máu quá lớn trong thời gian ngắn không thể bổ sung kịp có thể gây tử vong.
Người bị thiếu máu nên ăn gì?
Chế độ ăn đúng cân đối và bổ sung sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và giảm thiểu tình trạng thiếu máu hoặc mất máu. Nếu bạn cảm thấy thiếu máu, việc điều chỉnh chế độ ăn có thể là giải pháp hiệu quả mà không cần can thiệp y tế trực tiếp. Vậy nên, những thực phẩm nào bạn nên bao gồm vào khẩu phần ăn hàng ngày?
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt hàng đầu mà bạn nên xem xét. Ngoài ra, thịt bò cũng giàu protein, selen, kẽm và một số loại vitamin khác, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Cá biển chứa nhiều sắt và omega-3, có lợi cho người cần bổ sung sắt và cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Đậu là nguồn cung cấp sắt phong phú, cũng như chứa nhiều chất xơ và vitamin C có ích cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm khác như thịt gà, rau xanh sậm màu, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại hạt như hạt bí, hạt chia, óc chó, hạnh nhân, chà là,…
Hy vọng thông tin về cách bổ sung sắt này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình thiếu sắt, huyết sắc tố hoặc hồng cầu, hãy tìm đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên gia về cách điều trị phù hợp.