Cần kiêng gì khi bị viêm da cơ địa để giảm ngừa và ngăn ngừa tái phát?

4

Các yếu tố bạn tiếp xúc hàng ngày và thực phẩm bạn ăn có thể làm viêm da cơ địa bùng phát hoặc khiến ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Vậy, viêm da cơ địa cần kiêng những gì? Hãy cùng tìm hiểu các tác nhân kích ứng trong bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa và khô
Viêm da cơ địa là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa và khô

Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm da cơ địa là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa và khô. Bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch quá nhạy cảm với các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Các tác nhân từ môi trường có thể bao gồm thay đổi thời tiết, căng thẳng, tiếp xúc với chất gây kích ứng và tiêu thụ thực phẩm gây dị ứng.

Người mắc viêm da cơ địa nên kiêng gì?

Viêm da cơ địa là một tình trạng da rất dễ tái phát nếu không được kiểm soát đúng cách. Những yếu tố bạn tiếp xúc hàng ngày, từ thực phẩm đến môi trường xung quanh, có thể làm bệnh bùng phát hoặc làm triệu chứng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những lời khuyên để giúp bạn hạn chế cơn ngứa và tránh bệnh tái phát.

Tránh thực phẩm gây dị ứng

Viêm da cơ địa có thể nặng hơn sau khi ăn một số thực phẩm như lạc, sữa, đậu nành, lúa mì, thủy hải sản hay trứng, đặc biệt đối với trẻ em. Những thực phẩm này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, gây viêm và làm bùng phát triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Để tránh tình trạng này, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thử ăn từng loại thực phẩm mới để xem có phản ứng dị ứng hay không.

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất và chất gây dị ứng

Các chất như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa và dầu rửa bát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da cơ địa. Để giảm thiểu nguy cơ, hãy giữ nhà cửa sạch sẽ, hút bụi thường xuyên và giặt chăn ga gối hàng tuần.

Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột

Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông, có thể làm da mất nước, gây khô và kích ứng. Để giữ da luôn mềm mại và ẩm mượt, bạn nên sử dụng điều hòa và máy tạo độ ẩm để duy trì môi trường sống ổn định. Hãy mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh mồ hôi và cảm giác bức bí.

Viêm da cơ địa rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách
Viêm da cơ địa rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách

Tránh tắm nước quá nóng

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, nước nóng có thể làm da thêm khô và ngứa. Thay vì tắm nước nóng, hãy dùng nước ấm hoặc nước mát và sử dụng khăn mềm để thấm khô da thay vì chà xát mạnh. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên.

Chọn quần áo phù hợp

Vải lông động vật và các sợi tổng hợp như len, polyester hay nylon có thể làm da bạn bị kích ứng. Lựa chọn quần áo bằng cotton hoặc lụa sẽ giúp da thoáng mát và hạn chế tình trạng ngứa ngáy. Hãy giặt sạch quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ hóa chất trong quá trình sản xuất.

Giảm đổ mồ hôi

Tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe, nhưng nếu đổ quá nhiều mồ hôi, triệu chứng viêm da cơ địa có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng, mặc quần áo mỏng và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Sau khi tập thể dục, nhớ tắm nước ấm và dùng kem dưỡng ẩm ngay để giữ da luôn mềm mại.

Tránh gãi ngứa

Cơn ngứa do viêm da cơ địa có thể khiến bạn muốn gãi, nhưng điều này có thể làm tổn thương da và khiến ngứa thêm nghiêm trọng. Hãy cắt ngắn móng tay và thoa kem dưỡng ẩm để giảm cảm giác ngứa thay vì gãi. Điều này cũng giúp bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể làm triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ hơn. Khi cơ thể căng thẳng, các hormone được tiết ra có thể làm da bị viêm và kích ứng. Vì vậy, hãy tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng, hoặc gặp bác sĩ nếu cảm thấy quá stress.

Hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt viêm da cơ địa. Tuy nhiên, mỗi người có thể có các yếu tố dị ứng khác nhau, vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định chính xác các tác nhân gây bệnh.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/