Nguyên nhân và phương pháp điều trị phát ban da

3

Phát ban da là một tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm vi khuẩn hoặc virus, các bệnh tự miễn, viêm da cơ địa,… Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng phát ban có thể gây ngứa ngáy, khó chịu kéo dài nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Phát ban da gây ngứa ngáy, khó chịu kéo dài nếu không được xử lý kịp thời
Phát ban da gây ngứa ngáy, khó chịu kéo dài nếu không được xử lý kịp thời

Tìm hiểu về tình trạng phát ban da

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phát ban da (nổi ban đỏ kèm ngứa) là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ, sần hoặc mảng da bất thường, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các nốt ban có thể xuất hiện rải rác hoặc lan rộng khắp cơ thể, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, nhiễm trùng, bệnh da liễu, hoặc phản ứng với môi trường,…

Nổi ban đỏ thường gây ngứa ngáy, nóng rát và có thể dẫn đến bội nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Dù phần lớn các trường hợp phát ban không nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm theo thời gian, việc chủ quan có thể khiến tình trạng trở nặng. Bởi lẽ, một số loại phát ban là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý da nghiêm trọng và cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Triệu chứng điển hình của phát ban da

Mỗi nguyên nhân gây phát ban sẽ kèm theo những biểu hiện đặc trưng riêng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu phổ biến thường gặp bao gồm:

    • Xuất hiện nốt đỏ, sần sùi hoặc mảng da bất thường: Đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng phát ban, với các biểu hiện như mẩn đỏ, sưng nhẹ, mụn nước hoặc các đốm nhỏ li ti trên da.
    • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát: Các nốt ban thường gây ngứa ngáy, đôi khi kèm theo cảm giác châm chích, khó chịu.
    • Viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương: Trong các trường hợp phát ban nặng, vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng tấy, đau nhức, thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng.
    • Da khô, bong tróc và dày sừng: Một số loại phát ban khiến da bị mất nước, trở nên khô ráp, bong vảy và dày sừng.
    • Thay đổi sắc tố da: Khu vực phát ban có thể bị đổi màu, trở nên sậm hơn hoặc nhạt hơn so với vùng da bình thường.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu phát ban sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây phát ban da

Phát ban da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Phát ban da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Như đã đề cập, theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, phát ban trên da có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các yếu tố liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng và các bệnh lý da liễu. Cụ thể:

    • Dị ứng: Phát ban do dị ứng thường xảy ra khi cơ thể phản ứng với thuốc, mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, thực phẩm,… Biểu hiện thường thấy là mẩn đỏ kèm ngứa, gây cảm giác khó chịu.
    • Nhiễm trùng: Một số loại virus (như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết), vi khuẩn, nấm (nấm da, lang ben) hoặc ký sinh trùng đều có thể là tác nhân gây phát ban.
    • Bệnh da liễu và miễn dịch: Phát ban kèm ngứa có thể là triệu chứng của các bệnh như viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh lý tự miễn hoặc phản ứng dị ứng mãn tính.
    • Tác động từ môi trường: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ ẩm, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cũng có thể kích thích da gây nổi ban.
    • Các yếu tố khác: Tình trạng căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết hoặc suy giảm chức năng miễn dịch cũng góp phần làm xuất hiện mẩn ngứa trên da.

Phương pháp điều trị phát ban da

Với các trường hợp phát ban da thông thường, kết hợp thuốc uống và thuốc bôi là phương pháp điều trị hiệu quả. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

    • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa và mẩn đỏ bằng cách ức chế histamin – chất gây dị ứng trong cơ thể.
    • Thuốc chống viêm tại chỗ: Kem bôi chứa corticoid có tác dụng giảm sưng, viêm rõ rệt. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều và theo chỉ định bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
    • Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus: Dùng trong trường hợp phát ban do nhiễm khuẩn hoặc virus để kiểm soát tình trạng lây lan.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, phát ban có thể cải thiện sau vài tuần. Để đảm bảo an toàn, nên thăm khám bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc, tránh những biến chứng không mong muốn.

Điều cần lưu ý khi điều trị phát ban da

Khi điều trị phát ban da, cần lưu ý:

    • Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, chứa hương liệu hoặc cồn vì dễ gây kích ứng.
    • Hạn chế để vùng da bị phát ban tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt khi đang dùng thuốc bôi.
    • Luôn kiểm tra phản ứng da trước khi dùng sản phẩm mới.
    • Không chà xát mạnh lên vùng da tổn thương.
    • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít hoặc khoảng 40ml/kg cân nặng).
    • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ miễn dịch.

Tóm lại, phát ban có thể do dị ứng, bệnh da liễu, thay đổi môi trường hoặc căng thẳng, gây mẩn đỏ và khó chịu. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này thường cải thiện sau 1 – 2 tuần.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/