Bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus là gì? Có nguy hiểm không?

2

Tương tự như nhiều bệnh lý tiêu hóa khác, nhiễm trùng đường ruột do virus có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các loại virus như Noro, Rota,…

Nhiễm trùng đường ruột do virus có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng
Nhiễm trùng đường ruột do virus có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng

Nhiễm trùng đường ruột do virus là như thế nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiễm trùng đường ruột do virus là tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa do sự tấn công của một số loại virus, phổ biến nhất là virus Noro và Rota.

    • Virus Noro: Lây lan qua thực phẩm, nước uống nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh.
    • Virus Rota: Thường gặp ở trẻ nhỏ, dễ truyền qua tiếp xúc với đồ vật có chứa virus, sau đó đưa tay lên miệng.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và thăm khám kịp thời là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột do virus

Khi mắc nhiễm trùng đường ruột do virus, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:

    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Tiêu chảy phân lỏng
    • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
    • Sốt cao hoặc cảm giác ớn lạnh
    • Nhức đầu
    • Phân có thể kèm theo máu

Khi nào cần can thiệp y tế khi bị nhiễm trùng đường ruột?

Người bệnh nên được thăm khám y tế khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ diễn tiến nặng, đặc biệt nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

    • Sốt cao trên 39°C
    • Đau bụng tăng dần và dữ dội
    • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, đi ngoài liên tục và khó kiểm soát
    • Biểu hiện mất nước rõ rệt như khát nước nhiều, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, choáng váng,…

Những triệu chứng này cho thấy bệnh đang chuyển biến xấu. Nếu không can thiệp kịp thời, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Người bệnh nên can thiệp y tế khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng
Người bệnh nên can thiệp y tế khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng

Biến chứng khi bị nhiễm trùng đường ruột

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, ở người trưởng thành với hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhiễm trùng thường không gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy thận, mất kiểm soát nhu động ruột, thiếu máu, hoặc chảy máu đường ruột…

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột do virus

Cách chẩn đoán

Khi chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do virus, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thăm khám lâm sàng, tìm hiểu các triệu chứng và yếu tố dịch tễ. Sau đó, để xác định chính xác tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, như nội soi, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, tùy vào các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân.

Hướng điều trị

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột do virus sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng người. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:

    • Bù nước: Bổ sung nước và dung dịch điện giải theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp để hỗ trợ phục hồi.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau khi điều trị.
    • Chia bữa ăn nhỏ: Ăn thành nhiều bữa trong ngày để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phục hồi.
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn.

Lưu ý: Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với nhiễm trùng do virus. Việc sử dụng kháng sinh không đúng có thể kéo dài tình trạng bệnh, làm tăng khả năng tái phát và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột

Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm trùng đường ruột do virus, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh đúng cách và ăn uống hợp vệ sinh. Cụ thể:

    • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc người bệnh.
    • Tránh tiêu thụ thực phẩm tươi sống như gỏi cá, tiết canh, Sashimi,…
    • Ưu tiên sử dụng nước sạch, uống nước đã được đun sôi hoặc xử lý bằng máy lọc.
    • Vệ sinh cá nhân hàng ngày và không chia sẻ vật dụng cá nhân với người khác.
    • Giặt chăn, ga, gối thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh.
    • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là các bề mặt dễ bám virus như sàn nhà, bồn tắm, nhà vệ sinh, tay nắm cửa, remote…
    • Sơ chế thực phẩm kỹ càng, không để thực phẩm tươi sống lẫn với thực phẩm chín.
    • Hạn chế ăn uống tại các quán vỉa hè, nơi không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/