Nhiều người quan tâm đến việc nhân xơ tuyến giáp nên kiêng ăn gì để cải thiện nhanh chóng, vì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục. Dưới đây là các loại thực phẩm cần tránh nhằm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho người mắc bệnh.
Bệnh nhân xơ tuyến giáp là gì?
Theo chia sẻ từ Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bên cạnh việc tìm hiểu nhân xơ tuyến giáp nên kiêng ăn gì, bạn cũng cần nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Nhân xơ tuyến giáp (hay bướu tuyến giáp) là tình trạng các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Khi đó, tuyến giáp hình thành các khối u, khiến vùng cổ phình to và mất cân đối.
Nguyên nhân
Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nhân xơ tuyến giáp, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc khiến bệnh nặng hơn gồm:
- Bệnh lý tuyến giáp khác: U, ung thư hoặc bệnh Hashimoto gây rối loạn hoạt động tuyến giáp.
- Tác dụng phụ thuốc: Một số thuốc như Interleukin-2 hoặc Lithium có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp làm tăng nguy cơ.
- Môi trường độc hại: Tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc nhiễm độc kim loại.
- Thiếu i-ốt trong chế độ ăn cũng là nguyên nhân hình thành nhân xơ.
Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, khối u nhỏ thường không có dấu hiệu rõ ràng. Khi khối u lớn hơn, nó gây chèn ép các cơ quan xung quanh với các triệu chứng sau:
- Nghẹn cổ hoặc thay đổi giọng do khối u chèn ép dây thanh.
- Cổ phình to ở phía trước.
- Triệu chứng cường giáp như rối loạn giấc ngủ, sụt cân, chán ăn, run tay chân, mệt mỏi thường xuyên.
Nhân xơ tuyến giáp nên hạn chế ăn gì?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhân xơ tuyến giáp và ngăn ngừa tình trạng xấu. Nhiều người thắc mắc về thực phẩm cần kiêng để cải thiện sức khỏe. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nên tránh:
Rau họ cải
Các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, cải brussels có chứa các hợp chất Goitrogens và Glucosinolates. Những chất này có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp và cản trở cơ thể hấp thu i-ốt, dẫn đến tình trạng xơ tuyến giáp nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm đóng hộp
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho bioeets thêm, thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Những chất này có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của tuyến giáp. Thêm vào đó, thực phẩm đóng hộp cũng có hàm lượng natri cao, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, không tốt cho người mắc bướu tuyến giáp.
Đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa Isoflavones, có thể làm tăng nồng độ hormone TSH, từ đó ức chế hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu người bệnh có hàm lượng i-ốt trong cơ thể ở mức bình thường, việc tiêu thụ một lượng vừa phải đậu nành có thể không gây ảnh hưởng xấu.
Bột mì và lúa mạch
Gluten có trong bột mì và lúa mạch có thể gây ra các vấn đề như rối loạn tự miễn, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto hoặc Graves. Nếu bạn muốn sử dụng các loại thực phẩm này, hãy kiểm tra hàm lượng gluten để không làm gia tăng số lượng nhân xơ tuyến giáp.
Nội tạng động vật
Nội tạng như tim, gan và dạ dày chứa nhiều Acid Lipoic, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp và làm tình trạng nhân xơ nặng hơn. Bệnh nhân bướu tuyến giáp nên hoàn toàn kiêng nhóm thực phẩm này hoặc chỉ sử dụng khi có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Đường và chất tạo ngọt
Đường và các chất tạo ngọt có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, trong khi chức năng tuyến giáp suy giảm. Khi tuyến giáp hoạt động kém, quá trình trao đổi chất chậm lại, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bệnh nhân bướu tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá ngọt và nhiều calo như bánh, kẹo và nước ngọt có ga.7. Trái cây mọng
Các loại quả mọng như táo, mâm xôi, dâu tây, và cam chứa nhiều chất xơ, có thể gây cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị bệnh nhân xơ tuyến giáp. Tuy nhiên, chúng cũng rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại quả mọng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lý.
Những lưu ý khác
Bệnh nhân nên tránh rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích để không làm nặng thêm triệu chứng. Đồng thời, cần tăng cường thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, trứng, hải sản, rau lá xanh, hạt và sữa ít béo để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.