Triệu chứng thiếu magie và những lưu ý quan trọng

5

Magie là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sự mất cân bằng magie có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà ta không thể dự đoán trước. Vậy khi cơ thể thiếu magie, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Và làm thế nào để bổ sung magie?

Thiếu magie có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
Thiếu magie có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe

Vai trò của magie đối với cơ thể

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Magie là một trong những khoáng chất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể, tham gia vào việc kiểm soát các quá trình của hệ thống thần kinh và cơ bắp.

Bảo vệ sức khỏe xương

Magie không chỉ quan trọng như canxi mà còn là yếu tố cần thiết cho sức khỏe xương. Việc cung cấp đủ magie giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, magie cũng hỗ trợ quá trình hình thành tinh thể xương và tham gia vào việc điều chỉnh hàm lượng vitamin D và canxi trong cơ thể, hai yếu tố không thể thiếu để duy trì sức khỏe xương.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Một đánh giá trên Tạp chí Đái tháo đường Thế giới vào năm 2015 đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng magie thấp và việc bổ sung magie có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh.

Thiếu hụt magie có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, đồng thời cũng là nguyên nhân làm giảm hàm lượng magie trong cơ thể. Điều này giải thích tại sao magie đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Magie có thể giúp thư giãn các mạch máu và hỗ trợ vận chuyển kali. Kali, một khoáng chất quan trọng, giúp làm cho các mạch máu mềm mại và duy trì lưu thông máu ổn định. Do đó, khi thiếu hụt magie, bạn có thể đối mặt với nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Phòng và hỗ trợ điều trị đau nửa đầu

Thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh và làm giảm sự co thắt của mạch máu, gây ra đau nửa đầu. Khi cơ thể thiếu magie, hàm lượng magie trong mô và máu thường thấp hơn, đặc biệt khi cơn đau xảy ra, nồng độ magie trong não cũng có thể giảm xuống. Việc bổ sung magie đầy đủ có thể giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau nửa đầu.

Cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, bổ sung magie có thể giảm triệu chứng như đầy hơi, đau tức ngực, thường gặp trước kỳ kinh nguyệt. Do đó, việc bổ sung magie cùng vitamin B6 có thể giúp cải thiện vấn đề này.

Ai dễ bị thiếu magie?

Các đối tượng nguy cơ dễ bị thiếu magie
Các đối tượng nguy cơ dễ bị thiếu magie

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, có nhiều nhóm đối tượng dễ gặp tình trạng thiếu magie, bao gồm:

    • Người có chế độ ăn uống không cân bằng, đặc biệt là người cao tuổi, người suy dinh dưỡng hoặc có dấu hiệu nghiện rượu.
    • Những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài.
    • Người gặp rối loạn tiêu hóa.
    • Người mắc bệnh đái tháo đường.
    • Những người vừa phẫu thuật.
    • Người mắc suy tuyến cận giáp.
    • Người sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài.
    • Những người bị bỏng nặng.
    • Phụ nữ mang thai gặp nguy cơ nhiễm độc thai nghén.

Biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu magie thường chỉ xuất hiện khi nồng độ magie huyết thanh dưới mức 0,5mmol/L.

Những triệu chứng khi cơ thể bị thiếu magie

Như đã đề cập, magie là một trong những khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Thiếu hụt magie có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như:

    • Tăng huyết áp.
    • Vôi hóa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
    • Rối loạn giấc ngủ.
    • Mệt mỏi, suy giảm năng lượng.
    • Tâm trạng lo lắng, trầm cảm.
    • Yếu kém về sức khỏe xương.

Nên làm gì khi bị thiếu magie?

Nếu thiếu magie, bạn có thể bổ sung khoáng chất này thông qua việc tăng cường ăn các loại thực phẩm như gạo, lúa mì hoặc yến mạch. Ví dụ, 100g gạo thô chứa khoảng 781 mg magie, đáp ứng khoảng 195% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, bí đỏ và dưa hấu cũng là nguồn magie lý tưởng. 100g hạt bí cung cấp khoảng 535mg magie, trong khi 100g dưa

hấu chứa 515mg magie. Hạt hướng dương cũng là một lựa chọn tốt, cung cấp khoảng 325mg magie trong mỗi 100g, đáp ứng khoảng 81% nhu cầu hàng ngày.

Rau xanh cũng là nguồn cung cấp magie quan trọng. Rau xanh như cải xanh, cải xoăn, cần tây, dưa leo đều giàu magie và có thể được tiêu thụ sống hoặc chín.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chức năng hoặc viên uống dinh dưỡng để bổ sung magie. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/