Nguyên nhân gây đau mắt và phương pháp điều trị tối ưu

7

Đau mắt có thể là một vấn đề sức khỏe phổ biến và ảnh hưởng đến mọi người. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau mắt và phương pháp điều trị để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Đau mắt có thể tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể
Đau mắt có thể tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể

Đau mắt là như thế nào?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau mắt thường là cảm giác đau nhức hoặc không thoải mái ở khu vực gần, trong hoặc sau mắt. Một số phần của mắt dễ bị đau gồm:

    • Mí mắt: Mí mắt có vai trò bảo vệ mắt, che phủ mặt trước và chứa các tuyến dầu giúp bôi trơn mắt. Nó bao gồm da, mô dưới da, sụn mí, và cơ vòng mí.
    • Kết mạc: Là lớp màng nhầy bảo vệ và che phủ mắt, giúp mi mắt di chuyển một cách mềm dẻo.
    • Củng mạc: Là phần bao quanh nhãn cầu.
    • Giác mạc: Là màng trong suốt bảo vệ và kiểm soát ánh sáng đi vào mắt.
    • Hốc mắt: Bao gồm các phần xương của xương sọ và xương mặt.

Các nguyên nhân điển hình gây đau mắt

Có nhiều nguyên nhân gây đau mắt, bao gồm:

    • Nhiễm trùng: Vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt.
    • Kính áp tròng: Sử dụng kính áp tròng lâu dài, kính chứa bụi bẩn hoặc kính không phù hợp có thể làm mắt khó chịu và đau nhức.
    • Dị ứng: Phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi mịn, lông động vật cũng có thể gây ra đau mắt.
    • Tiếp xúc với chất độc: Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc clo trong bể bơi có thể gây tổn thương cho mắt và gây đau.
    • Viêm: Phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra, dẫn đến sưng, đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.
    • Tăng nhãn áp: Áp lực thủy dịch trong nhãn cao bất thường có thể gây đau mắt.
    • Viêm kết mạc: Do virus gây ra, dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ.
    • Tổn thương giác mạc: Bao gồm trầy xước, rách hoặc viêm giác mạc.
    • Khô mắt: Có thể do điều kiện thời tiết khô hanh hoặc làm việc lâu với máy tính.
    • Viêm dây thần kinh thị giác: Bệnh thường xảy ra ở một mắt và gây ra đau nhức, đặc biệt khi cử động mắt hoặc vào ban đêm.
    • Viêm màng bồ đào: Có thể ảnh hưởng đến màng bồ đào hoặc các cơ quan khác gần mắt, cần điều trị kịp thời để tránh suy giảm thị lực.

Các triệu chứng kèm theo đau mắt

Các triệu chứng kèm theo khi bị đau mắt
Các triệu chứng kèm theo khi bị đau mắt

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, có những trường hợp chỉ có triệu chứng đau mắt, nhưng cũng có bệnh nhân mắc bệnh đau mắt kèm theo nhiều triệu chứng khác, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh về mắt. Chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ qua những triệu chứng sau đây:

    • Mắt đau liên tục, khô mắt, cộm mắt và thường xuyên chảy nước mắt.
    • Mắt thường xuyên ngứa và gặp khó chịu. Do đó, bệnh nhân thường cảm thấy muốn cọ mắt, khiến mắt đỏ và đau nhức hơn.
    • Đau mắt dữ dội: Thường gặp ở những trường hợp bị chấn thương mắt hoặc đau nửa đầu, hoặc có thể là do các vấn đề nguy hiểm như phình động mạch hoặc khối u trong não. Nếu đau mắt kèm theo các triệu chứng như nhìn mờ, buồn nôn, mắt nhạy cảm với ánh sáng, có thể nguy hiểm và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
    • Đau mắt âm ỉ kèm theo nhức mắt có thể chỉ đơn giản là do mỏi mắt, nhưng nếu triệu chứng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm.
    • Đau mắt, cộm mắt, cảm giác có vật gì đó kẹt trong mắt: Người bệnh cần phải rửa mắt, nhấp mắt nhanh chóng để loại bỏ vật kẹt. Cần phải tránh cọ mắt để tránh tổn thương cho giác mạc.

Phương pháp điều trị đau mắt

Sau khi xác định chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ có thể xác định nguyên nhân gây đau mắt và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể:

Trong trường hợp nhiễm trùng:

Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng và nước mắt nhân tạo.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng khăn giấy sạch để vệ sinh mắt thường xuyên, tránh dùng tay chạm vào mắt, không sử dụng mỹ phẩm vùng mắt khi đang bị bệnh.

Trong trường hợp chấn thương mắt: Người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và an toàn.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/