Vết thương lên da non bị thâm khiến nhiều người lo lắng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về khả năng điều trị. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được xử lý kịp thời để tránh tình trạng thâm lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các nguyên nhân gây thâm và cách khắc phục một cách hiệu quả.
Nguyên nhân vết thương lên da non bị thâm?
Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, trong một số trường hợp, vết thương trên da non có thể bị thâm do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Chăm sóc vết thương không đúng cách:
Việc chăm sóc vết thương trong quá trình hồi phục là rất quan trọng. Nếu không tuân thủ cẩn thận, chẳng hạn như không bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chăm sóc da không thích hợp, hoặc áp dụng quá sớm các loại kem trị sẹo, nghệ,… có thể gây thâm sạm, khô ráp hoặc gây viêm loét vùng vết thương.
Tác động lên vùng vết thương đang lên da non:
Trong quá trình hình thành da non, vùng vết thương trở nên nhạy cảm. Những tác động từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và dẫn đến thâm đen. Đặc biệt, khi da non mới hình thành, nó thường dễ ngứa. Việc cào, gãi hoặc bóc lớp tế bào da chết có thể gây tổn thương lớp da mới hoặc gây nhiễm trùng.
Cơ địa yếu:
Trong những trường hợp cơ thể có sức đề kháng kém, quá trình lành vết thương thường chậm và khó liền sẹo hơn. Thời gian kéo dài có thể làm cho vết thương dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố melanin do tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Hội chứng PIH – Tăng sắc tố sau viêm:
Đây là tình trạng tăng melanin không bình thường ở vùng da bị tổn thương, thường xảy ra sau khi vết thương bị viêm nhiễm nặng. Kết quả là, vết thương trên da non bị thâm và sắc tố melanin có thể tồn tại lâu dài, gây mất thẩm mỹ. Để giảm nguy cơ thâm sạm, cần chăm sóc vùng vết thương đúng cách và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng kem chống nắng và mặc quần áo che chắn, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng vết thương lên da non bị thâm?
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, tình trạng thâm, sạm ở vùng da non của vết thương gây lo lắng và nhiều người tìm cách khắc phục. Việc điều trị phụ thuộc vào quy trình chăm sóc và can thiệp kịp thời có thể ngăn chặn tình trạng thâm đen vĩnh viễn. Các phương pháp hỗ trợ có thể giúp da nhanh chóng phục hồi màu sắc đồng đều. Theo chuyên gia, áp dụng phương pháp điều trị thâm từ khi vết thương khép miệng đến khi da non hình thành mất khoảng 6 tháng. Việc can thiệp muộn có thể làm khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.
Để khắc phục tình trạng thâm, sạm ở vùng da non của vết thương, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Chăm sóc vùng da bị thương đúng cách:
Đảm bảo vùng vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo, thay băng gạc và vệ sinh thường xuyên bằng nước muối loãng, tránh cạo hoặc gãi vùng thương khi đang hồi phục.
Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV: Sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo để che chắn, bảo vệ vùng thương khỏi tác động của tia UV.
Sử dụng kem chăm sóc da:
Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày chứa axit hyaluronic, vitamin C, vitamin E, hoặc niacinamide để giữ da mềm mịn, giảm sự thâm sạm, kích thích tái tạo tế bào da.
Trị liệu vết thương:
Nếu vết thương bị thâm nặng, bạn có thể xem xét việc sử dụng các phương pháp trị thâm như bôi thuốc, sử dụng tia laser, mài da vi điểm, công nghệ IPL, peel da, điều trị Vitamin C theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, protein, sắt, kẽm,… để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và thúc đẩy quá trình lành vết thương và tái tạo da.
Chế độ sinh hoạt và rèn luyện:
Cân bằng giờ giấc sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn và hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc nước ngọt để duy trì sức khỏe tốt và làn da khỏe mạnh.
Quá trình khắc phục thâm, sạm của vết thương khi lên da non có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc đúng cách hàng ngày. Nếu không thấy cải thiện sau một thời gian dài hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.