Một số bệnh nhân viêm gan B cần dùng thuốc điều trị, trong khi nhiều trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi, duy trì chế độ ăn uống khoa học và theo dõi diễn biến bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan B nên như thế nào? Người bệnh nên ăn gì và kiêng gì?

Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trước khi tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp cho người viêm gan B, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này.
Viêm gan B do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng gan và được chia thành hai dạng chính:
Viêm gan B cấp tính:
Đây là giai đoạn virus mới xâm nhập vào cơ thể, kéo dài khoảng 6 tháng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chán ăn, sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng hạ sườn phải, tiểu vàng, buồn nôn, vàng da, vàng mắt. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm gan B cấp có thể dẫn đến suy gan cấp. Tuy nhiên, với hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có thể tự loại bỏ virus mà không cần điều trị đặc biệt.
Viêm gan B mạn tính:
Khi virus tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nhiều người không có triệu chứng rõ ràng, nhưng theo thời gian, virus có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con hoặc qua các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách.
Với viêm gan B cấp tính nhẹ, người bệnh thường không cần dùng thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nặng, cần điều trị bằng thuốc kháng virus và theo dõi tại bệnh viện. Đối với viêm gan B mạn tính, điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh, và trong trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng, có thể cần ghép gan.
Người mắc viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, trước khi tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp cho người bị viêm gan B, cần nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng như sau:

- Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để giúp người bệnh duy trì sức khỏe và hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn và giảm áp lực lên gan.
- Duy trì thói quen ăn đúng giờ để hỗ trợ quá trình chuyển hóa của gan.
- Tránh thực phẩm sống và chứa nhiều chất độc hại, đồng thời hạn chế đồ ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ.
- Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, nấu chín kỹ để tránh nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm.
- Kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày để giảm nguy cơ tích nước và phù nề.
Thực phẩm nên ăn khi bị viêm gan B
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Thịt lợn nạc, thịt bò, cá, trứng, sữa giúp hỗ trợ tái tạo tế bào gan và tăng cường khả năng giải độc.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, mì nguyên cám, yến mạch giúp hỗ trợ gan và hệ tiêu hóa.
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe gan, hỗ trợ thải độc và giảm nguy cơ tổn thương gan. Nên ăn các loại rau như bắp cải, cà rốt, củ dền và rau lá xanh đậm.
- Chất béo không bão hòa: Các loại dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt lanh), cá béo, các loại hạt giúp giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan.
- Uống đủ nước: Giúp gan đào thải độc tố hiệu quả hơn, có thể bổ sung thêm nước ép rau củ hoặc trà thảo mộc.
Thực phẩm nên kiêng khi bị viêm gan B
- Thực phẩm giàu đạm và nội tạng động vật: Gan, thận, lòng động vật chứa nhiều đạm, gây áp lực lên gan và làm bệnh nặng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: Thức ăn chiên, xào nhiều dầu hoặc chứa gia vị cay có thể gây kích ứng gan.
- Rượu bia và thuốc lá: Làm tăng nguy cơ xơ gan, tổn thương gan nghiêm trọng.
- Thực phẩm chứa nhiều muối và đường: Đồ ăn quá mặn dễ gây phù nề, thực phẩm chứa nhiều đường tạo áp lực cho gan.
- Nhân sâm: Có thể làm tăng nhiệt cơ thể, gây xuất huyết nội, ảnh hưởng đến gan.
- Thực phẩm chứa nhiều sắt: Thịt đỏ, nội tạng động vật có thể thúc đẩy virus viêm gan B phát triển và làm tổn thương gan nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều chất bảo quản, đường và muối gây áp lực lên gan trong quá trình chuyển hóa.
Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh viêm gan B nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.