Sư phạm từng là ngành có điểm đầu vào cao trong số những nghề “hot”. Nhưng những năm gần đây, mức trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn, thậm chí 3 điểm/môn cũng đỗ trường cao đẳng sư phạm.
- Mức điểm chuẩn Cao đẳng xét nghiệm Đắk Lắk năm 2017
- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược Đắk Lắk…
- Điều kiện liên thông Cao đẳng Xét nghiệm Đắk Lắk năm 2017
Điểm chuẩn các trường sư phạm “chạm sàn”
Những ngày qua, nhiều người đau xót khi nhắc đến sự ví von: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, qua loa Sư phạm” và “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Năm nay, không ít thí sinh bất ngờ khi nghĩ mình trượt đại học lại có “cửa” ngồi ghế giảng đường, dù chỉ đạt 12,75 điểm (quy đổi bằng 15,5).
Điểm chuẩn ngành Sư phạm “hạ giá”
Điểm chuẩn sư phạm rất thấp đang là vấn đề được quan tâm, đồng thời gây hoang mang trong dư luận. Các chuyên gia lo lắng việc tuyển sinh sư phạm với điểm chuẩn 12,75 (hệ đại học) hay 9 điểm (cao đẳng) sẽ dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên thấp, kéo theo đó là nền giáo dục xuống cấp.
Theo Tin tức Y tế – Giáo dục, mùa tuyển sinh năm nay, trong khi điểm chuẩn của nhiều trường ĐH top đầu, nhiều ngành tăng mạnh thì điểm chuẩn của một số trường sư phạm lại rất thấp. Năm nay, đề thi được đánh giá là dễ cùng với thi trắc nghiệm, thí sinh đạt được 15,5 điểm không phải là quá khó với những bạn học lực trung bình. Đặc biệt, so với bức tranh điểm chuẩn năm 2017, trong khi nhiều ngành đào tạo có điểm đầu vào tới 29, 30 điểm vẫn trượt, thì ngành Sư phạm, đặc biệt là các trường ở địa phương có điểm chuẩn thấp kỷ lục, thậm chí thí sinh chỉ cần đạt 9 điểm/3 môn cũng đỗ.
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT đang gấp rút chuẩn bị đưa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đi vào thực tế, dự kiến từ năm 2018, mở đầu bằng việc soạn thảo, ban hành chương trình SGK mới.
Như vậy, chỉ 3-4 năm nữa, những lứa sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm, mà điểm chuẩn vào trường chỉ bằng điểm sàn, hay 9 điểm/3 môn, có đủ sức “gánh” được những gì mà mục tiêu đổi mới đưa ra? Tương lai đất nước sẽ đi về đâu trong thời đại khoa học kỹ thuật, khi mà sư phạm vẫn là nghề của những “chuột chạy cùng sào”, những câu hỏi được dư luận đặt ra hoàn toàn có cơ sở.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, điểm chuẩn các trường sư phạm thấp chỉ bằng điểm sàn của Bộ đó là một thảm hại. Mọi sự thành công của nền giáo dục của một quốc gia phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải giỏi thì chất lượng giáo dục của quốc gia ấy mới tốt được.
Thí sinh không chọn sư phạm vì mất niềm tin vào ngành Giáo dục
Đi tìm câu trả lời đích đáng cho câu hỏi vì sao ngành sư phạm bị “thất sủng” rất khó, vì đây là vấn đề của cả hệ thống. Riêng việc đãi ngộ cho sinh viên sư phạm bây giờ không còn hoặc không đáng kể.
Một số chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, nhiều học sinh không chọn sư phạm vì không tin tưởng vào ngành giáo dục. Những vấn đề như lương, đãi ngộ và xin việc đã được nhắc đến trong nhiều năm nhưng vẫn chưa giải quyết được. Ở tuổi lập nghiệp, xây dựng gia đình, người trẻ cần lo toan cho cuộc sống. Học sinh chọn ngành sư phạm, khi ra trường các em có lương thấp không nuôi nổi bản thân với 2 triệu đồng/tháng, thậm chí không có khả năng xin việc, thì đương nhiên sẽ không ai mặn mà.
Ngành sư phạm ngoài lương cũng không có thu nhập thêm. Trường hợp giáo viên ở thành phố lớn có thu nhập cao chỉ là con số quá ít trong tổng số giáo viên trên cả nước.
Như năm nay, đề thi chuẩn hóa nhưng điểm trúng tuyển vẫn thấp chứng tỏ người học thiếu hụt kiến thức cơ bản ở phổ thông cũng như sẽ thiếu nhiều kiến thức về xã hội và tự nhiên khác. Không bột thì sao gột được nên hồ, nguyên vật liệu tốt hy vọng chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ tốt. Trong điều kiện như hiện nay, về động cơ học tập, điều kiện đảm bảo chất lượng ở các trường có nhiều hạn chế, việc làm cho sinh viên đầu vào chất lượng thấp để có giá trị gia tăng là rất khó khăn. Kiến thức phổ thông như cái nền, nền chắc thì mới xây được kiến thức vững
Bộ GD&ĐT cần có những giải pháp để cứu vãn tình hình hiện nay
Giải pháp nào cho các trường sư phạm?
Bốn bất cập trong đào tạo sư phạm hiện nay, đó là chưa quản lý thống nhất về chỉ tiêu; hệ thống các trường sư phạm đang tồn tại rất nhiều trình độ đào tạo; nguồn lực tài chính đầu tư cho sinh viên sư phạm vẫn hạn hẹp; bất cập trong phân bổ đội ngũ dẫn đến tình trạng thừa – thiếu nhiều nơi.
Từ thực tế đó, trước hết phải quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm. Khi quy hoạch, cần phải có định hướng rõ ràng, phân định rõ trường trung tâm, phân hiệu và cơ sở đào tạo vệ tinh. Có như thế mới phân công được nhiệm vụ nơi nào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nơi nào đào tạo theo nhu cầu, nơi nào nơi đào tạo bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo.
Bên cạnh những giải pháp của ngành, các trường sư phạm cũng cần đẩy mạnh giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
Trong đó, cần phát triển chương trình đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế. Để có đội ngũ giáo viên tốt không chỉ nâng cao chất lượng đầu vào mà cần đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo và siết chặt chất lượng đầu ra.
Quá trình đào tạo cũng cần chú trọng tới kỹ năng thực hành, trong đó, kết nối chặt chẽ với các trường mầm non, tiểu học, trung học để nâng cao khả năng thích ứng công việc của giáo sinh. Đặc biệt cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo sinh, để các em luôn cảm thấy tự hào về nghề nghiệp mình đã chọn.
Nguồn: caodangyduocdaklak.com