Đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trong Quân đội, những điều thí sinh cần lưu ý

15

Năm 2022, 17 trường đại học khối Quân đội dự kiến tuyển sinh hơn 4.700 chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển và trúng tuyển của các trường Quân đội khá đặc thù. Các thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào khối ngành này cần lưu ý.

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, chiều qua 4/4 buổi gặp mặt báo chí của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, Phó trưởng ban Tuyển sinh quân sự đã diễn ra. Tại đây Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã công bố những quy định, chỉ tiêu, công tác sơ tuyển, quyền và lợi ích thí sinh khi trúng tuyển vào học trong các trường Quân đội như sau:

Phải qua được vòng sơ tuyển

Điểm khác biệt của tuyển sinh đại học các trường quân đội là thí sinh bắt buộc phải qua sơ tuyển. Việc sơ tuyển được thực hiện ngay tại ban tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Thời gian sơ tuyển được triển khai từ ngày 15/3 đến hết ngày 20/5.

Để được đăng ký dự tuyển, theo quy định của Bộ Quốc phòng, các thí sinh phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:

Về độ tuổi: phải trong độ tuổi 17 đến 21 đối với thí sinh ngoài quân đội. Và độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi đối với các thí sinh là quân nhân tại ngũ, đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

Tiêu chuẩn sức khoẻ: ngoài các chỉ tiêu chung về thể lực, mắt, tai – mũi -họng, răng – hàm – mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa da liễu và sản phụ khoa đối với nữ, các thí sinh dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác về chiều cao, cân nặng và tật khúc xạ, những tiêu chuẩn này ở mỗi trường quân đội lại có quy định riêng.

Yêu cầu nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng trên 50 kg; thí sinh nữ phải cao từ 1,54 m, cân nặng không dưới 48 kg. Đặc biệt mắt mắc tật cận thị không quá 3 đi-ốp là điều kiệu sơ tuyển của các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân. Riêng đối với các thí sinh ở khu vực khó khăn, người dân tộc thiểu số theo quy định sẽ được hạ tiêu chuẩn về chiều cao.

Yêu cầu nam từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên, mắt không mắc tật cận thị là điều kiện thuộc nhóm trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm Học viện Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa, đặc biệt nhóm trường này không tuyển nữ.

Về lý lịch chính trị, các thí sinh phải tự nguyện đăng ký dự tuyển, khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng. Thí sinh có phẩm chất đạo đức tốt, là đảng viên hoặc đoàn viên.

Về trình độ văn hóa, Bộ Quốc phòng quy định rằng tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hoặc tốt nghiệp trung cấp có chứng nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT.

Đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trong Quân đội, những điều thí sinh cần lưu ý
Đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trong Quân đội, những điều thí sinh cần lưu ý

Phương thức xét tuyển

Bộ Quốc phòng thực hiện lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học, cao đẳng. Đến thời điểm hiện tại, Bộ vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc điều chỉnh nguyện vọng, các trường quân đội cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng theo nhóm.

Nhóm 1 gồm Học viện Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không – Không quân hệ Chỉ huy tham mưu và các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng-Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

Nhóm 2 gồm Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không – Không quân hệ Kỹ sư hàng không.

Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển nhưng không đăng ký xét tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1.