Cách chẩn đoán và điều trị bệnh nấm phổi hiệu quả

8

Nấm phổi là một bệnh hiếm, do đó nhiều người không nhận biết được mức độ nghiêm trọng của nó. Thực tế, việc không điều trị kịp thời bệnh nấm phổi có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vậy hiện nay, có những phương pháp nào được sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh nấm phổi?

Nấm phổi là một bệnh hiếm
Nấm phổi là một bệnh hiếm

Tổng quan về bệnh nấm phổi

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược tại TPHCM, nấm phổi thường phát triển ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, người cao tuổi hoặc người có tiền sử bệnh mạn tính. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, việc theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề không bình thường và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Nấm phổi được phân thành hai nhóm chính: nhiễm nấm cổ điển (như Histoplasmosis, Cryptococcus,…) và nhiễm nấm cơ hội (như Aspergillus, Candida,…). Trong số này, Candida, Cryptococcus và Aspergillus là ba loại nấm chủ yếu gây tổn thương cho phổi.

Triệu chứng của nấm phổi thường tương tự như các vấn đề phổi thông thường khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Nếu nhầm lẫn và áp dụng phương pháp điều trị không đúng, tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.

Để chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả, người bệnh cần tự quan sát sức khỏe, thường xuyên thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế uy tín.

Ai có nguy cơ mắc nấm phổi?

Nấm phổi có thể gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Việc hiểu rõ về đối tượng có nguy cơ cao sẽ giúp chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa và hạn chế sự lan rộng của bệnh.

Như đã đề cập, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu đều cần đặc biệt quan tâm. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng thường dễ mắc bệnh nấm phổi do sức đề kháng giảm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người có tiền sử bệnh máu, rối loạn dinh dưỡng hoặc chuyển hóa cũng có nguy cơ cao mắc nấm phổi.

Việc sử dụng corticoid, loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và gây tổn thương phổi. Bệnh nhân lao phổi cũng có rủi ro cao về nhiễm nấm phổi.

Nếu thuộc vào bất kỳ nhóm đối tượng trên, việc thận trọng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe là cực kỳ quan trọng để bảo vệ bản thân.

Khi bị nấm phối sẽ có những dấu hiệu gì?

Các triệu chứng của bệnh nấm phổi thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác
Các triệu chứng của bệnh nấm phổi thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, nhìn chung bệnh nấm phổi thường gây nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác như viêm phổi, lao phổi, v.v. Triệu chứng của nấm phổi thường biến đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh.

Những người mắc bệnh nấm phổi thường trải qua các triệu chứng như ho khan kéo dài, đau ngực, mệt mỏi,… Họ thường phải chịu đựng các cơn sốt kéo dài, gây mệt mỏi, uể oải, mất cảm giác ngon miệng và thậm chí có thể giảm cân.

Đặc biệt, người mắc Aspergillosis có nguy cơ ho ra máu cao, đây là triệu chứng cần được chú ý. Nấm phổi cũng gây ra khó thở, tắc nghẽn đường dẫn khí và sưng hạch,… Nếu không được điều trị kịp thời, nấm có thể lan sang các cơ quan khác và gây bệnh ở những nơi khác, như nấm não, viêm cơ,… và có thể nghiêm trọng hơn là nhiễm nấm huyết.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nấm phổi

Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân, do đó việc chẩn đoán và điều trị nấm phổi là cực kỳ quan trọng.

Chẩn đoán nấm phổi

Để xác định nấm phổi, bác sĩ dựa vào triệu chứng của bệnh nhân và các kết quả kiểm tra cận lâm sàng. Đối với nhiễm nấm Aspergillus hoặc Candida, việc chụp X – quang phổi hoặc CT phổi giúp đánh giá mức độ tổn thương phổi. Xét nghiệm máu như chỉ số bạch cầu hoặc IgE cũng được sử dụng. Trong trường hợp tổn thương hoặc viêm loét khí, phế quản, việc tiến hành nội soi phế quản thường được chỉ định.

Đối với bệnh nhân nhiễm nấm phổi Cryptococcus, việc chụp X – quang kết hợp xét nghiệm tìm nấm hoặc phát hiện kháng thể đặc hiệu trong cơ thể thường được thực hiện.

Điều trị nấm phổi

Phương pháp điều trị nấm phổi tập trung vào vị trí tổn thương và ngăn chặn sự lan rộng của tế bào nấm đến các cơ quan khác. Phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy thuộc vào từng trường hợp.

Thuốc kháng nấm thường là lựa chọn chính, giúp kiểm soát sự phát triển và lây lan của tế bào nấm. Các loại thuốc như fluconazol, itraconazole, amphotericin B thường được sử dụng phổ biến. Việc tuân thủ đúng đơn thuốc của bác sĩ là rất quan trọng để đạt được hiệu quả cao. Thông thường, việc sử dụng thuốc cần kéo dài trong một thời gian dài để đảm bảo hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng thuốc, phẫu thuật có thể được áp dụng để loại bỏ các tổn thương có nguy cơ phát triển thành mạn tính hoặc để loại bỏ các ổ áp xe tại vị trí tổn thương trong phổi.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/