Quá trình hấp thu dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để sớm phát hiện các dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu, giúp trẻ được thăm khám và can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây suy giảm khả năng hấp thu toàn bộ hoặc một phần các chất dinh dưỡng. Theo thời gian, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, dẫn đến suy yếu thể trạng, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hội chứng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch. Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như:
- Dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
- Gia tăng nguy cơ gãy xương do thiếu hụt dưỡng chất.
- Nhẹ cân, chậm phát triển, thậm chí sụt cân và mất nước.
- Nguy cơ thiếu máu, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Theo các chuyên gia, hội chứng kém hấp thu ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu, dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng kém.
- Ăn dặm quá sớm: Khi bé tiếp xúc với thực phẩm có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc chứa dị nguyên quá sớm, hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu dưỡng chất.
- Chế độ ăn thiếu cân đối: Việc không cung cấp đủ bốn nhóm chất thiết yếu (carbohydrate, protein, chất béo và vi chất dinh dưỡng) có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể.
- Loạn khuẩn đường ruột: Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể làm suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
- Thiếu hụt enzyme tiêu hóa: Khi cơ thể không sản xuất đủ enzyme để chuyển hóa thực phẩm, quá trình hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Điển hình là tình trạng không dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm, gây khó khăn trong việc hấp thu các chất quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, thông thường trẻ mắc hội chứng kém hấp thu có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy mạn tính, đi phân lỏng, nhạt màu, có mùi hôi tanh, kèm theo váng dầu do cơ thể không hấp thụ được mỡ.
- Đau bụng, chướng bụng: Trẻ có thể bị chướng bụng và đau quặn quanh vùng rốn.
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển: Thể trạng kém, da xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên mệt mỏi, sụt cân và tăng trưởng chiều cao chậm.
- Giảm linh hoạt, chán ăn: Trẻ trở nên kém linh hoạt, vị giác bị ảnh hưởng dẫn đến chán ăn.
- Vấn đề về xương và cơ: Đau cơ, chuột rút, đau xương do cơ thể không hấp thụ đủ canxi.
- Dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng: Phù nề, da khô, xuất huyết dưới da do thiếu protein hoặc thiếu máu.
- Biểu hiện thần kinh: Nếu thiếu hụt vitamin B1, trẻ có thể bị viêm đa dây thần kinh.
Phương pháp khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ
Nếu trẻ mắc hội chứng kém hấp thu, ba mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng:
- Điều chỉnh thực đơn: Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ, chất béo, chocolate, sữa, đồ ăn chế biến sẵn hoặc có nhiều phụ gia, gia vị. Ưu tiên các món lỏng, dễ tiêu hóa.
- Bổ sung nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước, có thể thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ba bữa chính, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (ít nhất 30 ngày) giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Kết hợp thực phẩm giàu carbohydrate như gạo, yến mạch,… Trẻ nên ăn cá hấp hoặc cá nướng khoảng 3 lần/tuần.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Cho bé dùng sữa chua ít đường, ưu tiên sữa chua lên men tự nhiên để tăng cường lợi khuẩn đường ruột.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước và sau khi ăn để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Vận động thường xuyên: Khuyến khích bé tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa.