Hoàng Bá – vị thuốc quý của nền y học cổ truyền

42

Hoàng Bá được xem là một thảo dược quý và cơ bản trong y học cổ truyền. Hoàng bá là vị thuốc có nhiều tác dụng điều trị như viêm xơ gan, kiết lỵ, màng não, viêm phổi, lao, vv.

Tổng hợp thông tin về vị thuốc quý cây Hoàng Bá

Hiện nay, Hoàng bá có nhiều tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa và thuốc hạ số, chống loét Các bạn cùng tôi khám phá nhé!

Tất tần tật các thông tin về vị thuốc quý cây Hoàng Bá 

Mô tả cây Hoàng bá

Tên khác: Hoàng bá bách, Nghiệt Bì, Hoàng Nghiệt, Sơn Đồ

Tên khoa học: Có 2 loài chính:

  • Phellodendron chinensis Schneid. Thuộc họ Cam (Rutaceae)
  • Phellodendron amurense Rupr. Thuộc họ Cam (Rutaceae)

Cả 2 có thể được sử dụng thay thế cho nhau vì đều có thành phần hóa học tương tự.

Đặc điểm thực vật

Theo các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM hệ Văn bằng 2 công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Hoàng bá có thân gỗ, to, sống nhiều năm. Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 15 mét, có nhiều cành. Thân vỏ dày máu xám hoặc nâu xám, mặt trong vỏ có màu vàng. Các cành non mới phát triển có màu nâu tím.

Lá kép, thuôn nhọn ở đầu lá, mép nhẵn. Lá có màu xanh sẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân giữa lá có phủ lông.

Hoa: cho ra hoa vào tháng 5 – tháng 7. Hoa mọc thành cụm, ở ngọn thân hoặc ở các đầu cành. Hoa  có màu vàng nhạt, đôi lúc xen lẫn các hoa màu vàng lục.

Quả bắt đầu phát triển từ tháng 10 đến tháng 12. Quả hình cầu, dạng quả thịt, lúc chín có màu tím than, có từ 2 – 5 hạt cứng trong mỗi quả.

Phân bố

Cây dược liệu hoàng bá mọc hoang trong các khu rừng rậm ở miền núi. Cây phát triển ở nhiều nước trên thế giới, mọc chủ yếu ở vùng Xiberia của Nga và một số địa phương Trung Quốc.Nhiều nhất là ở Trung Quốc, đến Đài Loan, Nhật, Triều Tiên và cả Việt Nam.

Hiện nay cây thuốc trên ta vẫn phải nhập từ bên ngoài và cây được đem về trồng nhiều ở đồng bằng để thu hái làm thuốc chữa bệnh.

Bộ phận sử dụng

Vỏ cây hoàng bá phơi khô. Có tên khoa học: Cortex Phellodendri.

Thu hái – sơ chế

Hoàng bá được thu hoạch quanh năm. Chỉ những cây có tuổi từ 10 năm trở nên mới được thu hoạch. Lớp vỏ dày bên ngoài thân và những cành to sẽ được bóc tách, dùng dao cạo hết lớp vỏ xù xì phía ngoài, lấy phần vỏ màu vàng tươi cắt thành từng khúc ngắn cỡ 80cm. Phơi khô hoặc đem sấy trước khi dùng.

Bào chế dược liệu hoàng bá

Trong Y học cổ truyền có nhiều cách bào chế hoàng bá như:

  • Thái phiến: Vỏ được đem ủ cho mềm, sau đó thái chéo thành các phiến có chiều dài khoảng 5 cm, chiều rộng từ 4 – 5mm, phơi khô.
  • Sao vàng: Cho dược liệu vào chảo nóng, sao trên lửa nhỏ. Đảo đều tay cho đến chuyển sang màu vàng đậm thì ngưng.
  • Sao tồn tính: Bỏ dược liệu vào nồi sao cho đến khi lớp vỏ bên ngoài cháy đen. Cho ra ngoài để nguội, sau đó phun vào hoàng bá sao một ít nước nhằm mục đích trừ thải hỏa độc. Dược liệu chế được gọi là hoàng bá thán.
  • Tẩm rượu: Cứ 10kg dược liệu thì dùng 2 lít rượu trắng. Trộn cả hai thứ với nhau và ủ khoảng 30 phút cho thấm đều rượu. Sao lửa nhỏ liu riu cho đến khi khô hoàn toàn ta thu được tửu hoàng bá.
  • Tẩm muối: Dược liệu được đem tẩm với muối ăn theo tỷ lệ 1kg/10g muối. Hòa tan muối với một lượng nước vừa đủ rồi bỏ dược liệu vào, đảo đều, để 30 phút. Sao khô dược liệu trên lửa nhỏ. Cách chế này sẽ cho vị thuốc diêm hoàng bá.

Thành phần hóa học:

Hoàng Bá có chứa nhiều loại alkaloids, isoquinoline alkaloid, limonoid, quinic acid, và flavonoid, vv. Trong đó, alkaloid chiếm chủ yếu, bao gồm berberine, palmatine và jatrorrhizine. Với nhiều tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống trầm cảm và chống loét.

Võ cây Hoàng Bá

Tác dụng dược lý của Hoàng Bá:

– Theo Đông y

Dược liệu Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, trừ lao, tả hỏa, hạ xích bạch, táo thấp, tiêu viêm, Chủ trị:

  • Vàng da
  • Tiêu chảy
  • Nhiệt lỵ
  • Đau lưng
  • Di tinh, mộng tinh ở nam giới
  • Bí tiểu, tiểu ra máu
  • Mụn nhọt độc
  • Lở loét lưỡi, miệng
  •  Ra mồ hôi trộm
  • Mắt sưng đau, đỏ
  • Đau âm ỉ trong xương

Theo y học hiện đại:

  • Có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương từ dịch chiết của Hoàng bá
  • Dược liệu cũng có tác dụng ức chế nhẹ đối với trùng roi
  • Ức chế hoạt động của một số loại nấm gây bệnh da liễu
  • Thành phần myreen trong quả có thể giúp long đờm ở chuột được thí nghiệm
  • Chất phellodendrin thể hiện khả năng ức chế thần kinh trung ương ở chuột được thực nghiệm. Ngoài ra, chất này gây liệt cơ nhưng yếu.
  • Thử nghiệm trên động vật bị cao huyết áp kết quả hoàng bá có tác dụng hạ áp rõ rệt
  • Hoạt chất obacunon trong hoàng bá làm tăng khả năng co bóp của các cơ trong ruột trên thỏ trong phòng thí nghiệm.

Liều lượng – Cách sử dụng

  • Dùng trong: Liều lượng mỗi ngày từ 6 – 12g dạng sắc uống hoặc tán bột làm hoàn
  • Dùng ngoài: Sắc nước rửa hoặc tán bột đắp ngoài da

Một số bài thuốc chữa bệnh có hoàng bá và lưu ý khi sử dụng

  1. Chữa trị bệnh cam gây lở miệng, hôi miệng

20g hoàng bá với 8g đồng lục. Tất cả đem tán bột mịn bôi vào chỗ tổn thương. Lưu ý chỉ được dùng ngoài

  1. Chữa trị mụn nhọt trong mũi, phế ủng tắc

Hoàng bá và Hạt cau với số lượng bằng nhau. Cho cả 2 cho vào cối giã đến khi nhuyễn mịn. Khi sử dụng trộn chung với mỡ heo bôi vào khu vực cần điều trị.

  1. Chữa trị vàng da (hoàng đản), phát bối, sưng đỏ tuyến vú

Dùng một ít bột hoàng tán trộn chung lòng trắng trứng đắp ngoài da. Khi khô lấy nước ấm rửa sạch

  1. Chữa trị bệnh kiết lỵ, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày

Hoàng bá với hoàng liên kết hợp nhâu và phấn nhũ thảo sắc uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh

  1. Chữa trị bệnh lỵ ở trẻ em do nhiệt, đi cầu ra máu

Hoàng bá 20g với 16g thược dược. Cả 2 tán thành bột, trộn hồ làm thành viên nhỏ cỡ hạt mè. Cho trẻ uống mỗi lần từ 8- 12 viên.

  1. Chữa trị bệnh viêm gan giai đoạn cấp tính có các triệu chứng như sốt, bụng chướng đau, khó đi ngoài, nước tiểu có màu đỏ

Hoàng bá 16g với đinh phụ, chỉ xác, mộc ban, hoàng lương mỗi thứ 10g. Kết hợp các vị trên sắc uống hàng ngày.

Hoàng bá chữa bệnh viêm gan cấp tính

  1. Chữa trị bệnh di tinh mộng tinh ở đàn ông do tích nhiệt

Dùng 40g hoàng bá với 4g long não. Tất cả tán nhuyễn, trộn mật làm viên hoàn. Kích thước mỗi viên chừng hạt ngô đồng là được. Dùng cho những đối tượng bị bệnh do tích nhiệt thường có các biểu hiện khác nữa như hồi hộp, hay hoảng hốt.

  1. Chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

125g hoàng bá; 37,5g bách trùng thương, 42,5g ngũ mai tử, 25g khô phèn. Tất cả tán bột, chia thành gói nhỏ có trọng lượng 5g. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 gói/ngày.

  1. Chữa trị vàng da (hoàng đản)

Hoàng bá, đại hoàng, khởi tử lượng bằng nhau. Sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 lần/ngày

  1. Điều trị bệnh lỵ ở bà bầu

 Hoàng bá sao với mật ong cho cháy rồi giã nhỏ chung với tỏi nướng, lượng bằng nhau. Làm thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Tùy theo tình trạng bệnh mỗi ngày uống 25 – 40 viên x 3 lần/ngày.

12.Chữa trị bệnh tiêu hóa kém:

Hoàng bá 12g, cam thảo 6g, chi tử 12g. Sắc với 600ml nước, đun còn 300ml chia 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn 20 phút.

13.Thuốc điều trị bệnh viêm gan cấp: 

Hoàng bá 16g; Mộc thông, Chỉ xác, Chi tử, Nọc sởi, Đại hoàng mỗi vị 10g sắc với 1,2 lít nước đun cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày, sau bữa ăn 20 phút.

14.Thuốc điều trị bệnh viêm tắc mật, sỏi mật:

Hoàng bá 10g, quả sung khô 10g, lá mã đề 10g,  cam thảo 6g đun nước uống trong ngày.

15.Thuốc điều trị bệnh trĩ nội, ngoại:

Hoàng bá 10g, cam thảo 5g, cây cối xay 10g đun nước uống trong ngày.

DSCK1 Nguyễn Quốc Trung – giảng viên bộ môn Dược Liệu Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý khi sử dụng hoàng bá ở một số trường hợp sau:

– Kiêng dùng những người tiêu hóa không tốt, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày do hư hàn, tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, kém ăn.

– Người bị dị ứng với hoàng bá cũng không nên dùng.

– Trước khi dùng cần có sự tham vấn của các thầy thuốc Đông y.

Hoàng bá có rất nhiều tác dụng công dụng điều trị bệnh toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt.

Việc sử dụng đơn lẻ hoặc lâu dài một vị thuốc là không thích hợp. Cần phối hợp với các vị thuốc khác để tăng tác dụng. Nếu sử dụng Hoàng Bá cần tham vấn của thầy thuốc trước khi dùng. /.

Nguồn: caodangyduocdaklak.com Tổng DSCKI. Nguyễn Quốc Trung