Nguyên nhân và cách điều trị co thắt dạ dày

7

Tình trạng co thắt dạ dày không chỉ đơn thuần là một bệnh lý mà có thể là dấu hiệu hay kết quả của các vấn đề liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, nó thường do những thói quen sinh hoạt không điều độ của người bệnh gây ra. Hãy cùng tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Tình trạng co thắt dạ dày có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt
Tình trạng co thắt dạ dày có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt

Các triệu chứng đi kèm với co thắt dạ dày

Thro Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, dạ dày bao gồm các lớp cơ trơn nhào trộn và co bóp để nghiền nát thức ăn. Khi có co thắt dạ dày, cơ quan này tiếp tục co thắt mặc dù không có thức ăn, gây đau đớn và khó chịu trong bụng. Triệu chứng bao gồm ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng quặn kéo dài, thay đổi màu sắc và mùi vị phân, rối loạn tiêu hóa, sốt, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, và có thể xuất hiện dịch âm đạo hoặc chảy máu kinh ở phụ nữ. Co thắt dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm ruột thừa, xuất huyết dạ dày, hoặc rối loạn túi mật. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến vỡ tá tràng, vỡ tĩnh mạch chủ, hoặc vỡ túi phình, gây suy tim cấp, nôn máu nặng, và nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng co thắt dạ dày?

Bị co thắt dạ dày có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Stress, lo lắng, làm việc quá độ: Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng stress và lo lắng, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit dạ dày hơn, kích thích co thắt dạ dày.

Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi: Lượng chất điện giải như natri, canxi, magie bị mất cũng có thể dẫn đến co thắt cơ dạ dày.

Đầy hơi chướng bụng: Nếu dạ dày chứa quá nhiều khí thừa, các cơ dạ dày sẽ phải đẩy khí thừa này ra ngoài, gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu, và các triệu chứng khác như ợ hơi, đau bụng.

Ngộ độc thực phẩm: Ăn phải thực phẩm có độc tố hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến co thắt dạ dày và các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, mệt mỏi.

Mắc phải các bệnh lý hệ tiêu hóa: Như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày hoặc viêm dạ dày và ruột non, điều này có thể gây ra đau bụng, táo bón, tiêu chảy.

Các nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày
Các nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày

Tắc ruột: Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, tình trạng này xảy ra khi thức ăn tích tụ trong ruột, gây căng đầy ruột bởi khí và dịch lỏng, có thể dẫn đến đau ruột và các triệu chứng như co thắt và chướng bụng.

Co thắt dạ dày trong thai kỳ: Do sự phát triển của thai nhi đè lên các cơ quan trong ổ bụng của mẹ, gồm cả dạ dày. Đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé.

Phương pháp điều trị co thắt dạ dày

Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng co thắt dạ dày bằng các phương pháp sau:

Áp dụng mẹo dân gian:

    • Uống trà gừng: Gừng có tính ấm và tác dụng làm dịu cơn co thắt dạ dày hiệu quả. Bạn có thể cắt lát gừng tươi, hãm cùng nước nóng và uống khi còn ấm. Ngoài trà gừng, bạn cũng có thể sử dụng trà hoa cúc.
    • Tắm nước nóng và chườm ấm: Nhiệt độ nước nóng có thể giúp thư giãn các cơ trong cơ thể và làm giảm co thắt.
    • Uống nước gạo: Nước gạo giàu vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và kiểm soát triệu chứng co thắt.

Đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ:

Nếu triệu chứng co thắt dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đi khám để bác sĩ tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp.

Phương pháp phòng ngừa co thắt dạ dày

Để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của co thắt dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách sau đây:

    • Duy trì tâm trạng tích cực, hạn chế căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể thực hành thiền, yoga, đi bộ hoặc tập thể dục để giải tỏa stress.
    • Tuân thủ kế hoạch điều trị được bác sĩ tư vấn, uống thuốc theo đúng chỉ định.
    • Thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện sớm những biến đổi của dạ dày và điều trị kịp thời.
    • Uống đủ lượng nước hàng ngày để duy trì sự lành mạnh của dạ dày.
    • Tránh ăn đồ chua, cay nóng và những món ăn có nhiều dầu mỡ.
    • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và rau xanh, ăn đúng giờ. Không nên ăn khi đang xem TV hoặc sử dụng điện thoại. Sau khi ăn, nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nằm ngay và tránh vận động mạnh để bảo vệ sức khỏe dạ dày.
    • Hạn chế uống bia rượu và tránh sử dụng chất kích thích. Nếu có thói quen hút thuốc, nên cân nhắc cai thuốc lá.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/