Nguyên nhân gây ngủ chập chờn và cách khắc phục

16

Ngủ chập chờn gây mệt mỏi, phiền toái trong sinh hoạt và giảm năng suất lao động. Vậy nguyên nhân và cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ là gì?

Ngủ chập chờn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Ngủ chập chờn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Thế nào là ngủ chập chờn?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ngủ chập chờn là hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu và có thể giật mình khi ngủ, là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Những người bị rối loạn giấc ngủ thường dễ tỉnh giấc do các yếu tố như ánh sáng, tiếng ồn, hoặc các chuyển động từ người nằm bên cạnh.

Người bình thường thường có thể tiếp tục giấc ngủ sau khi gặp rối loạn giấc ngủ nhưng với những người mắc bệnh này, việc này rất khó khăn và có thể dẫn đến mất ngủ. Sau một đêm mất ngủ, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào ngày hôm sau.

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi độ tuổi và có thể kéo dài từ vài đêm đến vài tháng. Tình trạng này gây ra những tác động không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của người bị ảnh hưởng.

Các yếu tố dẫn đến giấc ngủ chập chờn

Nguyên nhân của giấc ngủ chập chờn có thể bao gồm:

    • Căng thẳng và áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày, gây giảm sản xuất melatonin và dẫn đến khó ngủ. Các trạng thái như tự kỷ và trầm cảm cũng có thể làm suy giảm melatonin, gây mất ngủ và giấc ngủ không sâu.
    • Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, điển hình là khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
    • Các căng thẳng tâm lý như chăm sóc con vào giữa đêm hoặc khi con khóc cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra giấc ngủ chập chờn ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong tuần thứ 7 sau sinh.
    • Tuổi tác càng cao, thời gian ngủ thường giảm, đồng thời tăng nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ như khó ngủ và ngủ không sâu.
    • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống vào đêm khuya, tiêu thụ nhiều chất béo, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
    • Các bệnh lý như thiếu máu não có thể dẫn đến giảm lượng máu lên não, làm suy yếu hệ thần kinh trung ương và gây ra mất ngủ.
    • Ngoài ra, giấc ngủ chập chờn cũng có thể do các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm dạ dày, bệnh tim mạch, và các vấn đề sức khỏe khác.

Đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra giấc ngủ chập chờn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Tuổi tác cao có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây ngủ chập chờn
Tuổi tác cao có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây ngủ chập chờn

Phương pháp khắc phục tình trạng ngủ chập chờn

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nếu bạn gặp phải giấc ngủ chập chờn, hãy cân nhắc những biện pháp sau để cải thiện:

    • Bảo đảm thói quen ngủ khoa học: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, bao gồm cả các ngày nghỉ. Thực hiện chế độ sinh hoạt có lịch để tối ưu hóa giấc ngủ.
    • Tránh thức quá khuya: Không nên thức khuya để tránh rối loạn nhịp sinh học, giúp duy trì giấc ngủ sâu và chất lượng.
    • Điều chỉnh thói quen dậy sớm và không ngủ quá nhiều vào ban ngày để giúp duy trì nhịp sinh học tự nhiên và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ vào ban đêm.
    • Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính có thể làm giảm mức melatonin trong cơ thể, gây khó ngủ. Hạn chế sử dụng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
    • Thường xuyên tập luyện thể dục: Tập luyện thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, tránh tập quá gần giờ ngủ để không làm phản tác dụng.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Tránh tiêu thụ các chất kích thích như caffeine ít nhất là 4 giờ trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
    • Giải tỏa căng thẳng: Thực hiện các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách để tinh thần thoải mái hơn và giúp ngủ dễ dàng hơn.

Nếu sau khi thực hiện những biện pháp này mà tình trạng ngủ chập chờn vẫn không cải thiện, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/