Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý phổ biến và thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm da tiếp xúc có thể gây cảm giác ngứa ngáy và không thoải mái cho người bệnh. May mắn là bệnh này có thể được điều trị thông qua cả phương pháp từ bên trong và từ bên ngoài da.
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc
Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viêm da tiếp xúc, còn được gọi là chàm tiếp xúc trong tiếng dân gian, là một vấn đề phổ biến từ trẻ em đến người cao tuổi, không phân biệt tuổi tác. Đây là tình trạng da bị kích ứng hoặc dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm cho da.
Bệnh viêm da tiếp xúc được phân loại thành ba loại chính: viêm da do dị ứng, viêm da do kích ứng hóa học và viêm da do tiếp xúc với ánh nắng.
Viêm da do dị ứng là khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích thích cơ thể phản ứng và giải phóng các hóa chất gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm và ngứa.
Nguyên nhân chính của viêm da tiếp xúc do dị ứng có thể bao gồm việc tiếp xúc với kim loại niken trong trang sức hoặc vàng, dị ứng với thực phẩm hoặc lông động vật, và việc sử dụng mỹ phẩm chứa các chất hóa học gây kích ứng.
Viêm da do kích ứng là hiện tượng phổ biến nhất trong ba loại nguyên nhân. Điều này thường xảy ra khi da tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như axit trong pin, thuốc tẩy giặt, nước rửa, hoặc các loại dầu hỏa.
Viêm da do mẫn cảm với ánh nắng là trường hợp ít gặp nhất và thường xuất hiện khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc do sử dụng các loại thuốc làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh nắng.
Các dấu hiệu thường gặp khi mắc viêm da
Tùy thuộc vào nguyên nhân và đặc tính nhạy cảm của da mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Dưới đây là mô tả cụ thể:
Viêm da do dị ứng thường đi kèm với các dấu hiệu như:
- Da bị bong tróc, khô và đóng vảy.
- Xuất hiện nổi ban trên da.
- Da phồng rộp, khô hoặc rỉ nước.
- Da có thể trở thành màu đỏ thâm.
- Cảm giác đau hoặc không thoải mái trên da.
- Ngứa kéo dài, gây khó chịu (thường xuất hiện sau khoảng 24 – 36 giờ sau tiếp xúc).
- Da sưng lên, đặc biệt là ở vùng mắt, mặt hoặc bẹn.
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết thêm, viêm da do kích ứng thường có các triệu chứng như:
- Da phồng rộp.
- Da khô và nứt nẻ.
- Sưng trên da.
- Da căng cứng hoặc bị nén chặt lại.
- Lớp vỏ hình thành xung quanh vết thương.
- Đặc biệt, nếu do kích ứng từ côn trùng, ban đầu có thể xuất hiện một hoặc vài vết đỏ dài, phù nề, kích thước từ vài mm đến vài cm. Sau đó, có thể xuất hiện mụn nước hoặc bọng nước đỏ rát. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu nhẹ, bạn có thể cảm nhận ngứa rát, da xuất hiện vệt đỏ kèm theo mụn nước và mụn mủ nhỏ. Trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày, vùng da bị tổn thương sẽ khô lại mà không gây ra bọng nước hoặc mụn mủ.
- Nếu nặng, bọng nước hoặc mủ có thể lan rộng và gây loét vết thương và hoại tử.
Điều trị bệnh lý viêm da tiếp xúc như thế nào?
Để điều trị bệnh viêm da một cách hiệu quả, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế gãi để tránh nhiễm trùng. Trong trường hợp đã nhiễm trùng, cần sử dụng kháng sinh.
- Làm sạch da bằng nước sạch.
- Làm dịu da bằng cách đắp khăn lạnh hoặc các dung dịch như Jarish, nước hoa hồng, hoặc nước hoa neopred.
- Theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc khác nhau. Đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, có thể sử dụng kem chứa hydrocortisone. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kem corticoid.
Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cần được bác sĩ chỉ định. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.