Chỉ còn vài ngày nữa kỳ thi tuyển vào THPT tại Hà Nội sẽ diễn ra, đây là kỳ thi được đánh giá rằng không kém phần căng thẳng và khốc liệt.
- Chỉ tiêu tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2018
- Điều kiện theo học Cao đẳng kỹ thuật vật lý trị liệu năm 2018
- Quy định đảm bảo ngưỡng đầu vào tuyển sinh ngành sư phạm năm 2018
Dự đoán nhiều biến động trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2018
Theo thông tin giáo dục mới nhất thì năm 2018 tổng số chỉ tiêu vào lớp 10 của các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội là 94.964 thí sinh dự thi và chỉ có 63.050 chỉ tiêu, điều này cho thấy rằng kỳ thi này sẽ có rất nhiều biến động về mức điểm chuẩn với tỷ lệ chọi rất khốc liệt không kém kỳ thi THPT Quốc gia, có khoảng hơn 31.000 thí sinh Hà Nội sẽ không có chỗ tại các trường công lập.
Gia tăng đột biến lượng thí sinh dự tuyển vào các trường Công lập
Theo công bố của Sở GDĐT Hà Nội, tổng số chỉ tiêu vào lớp 10 của các trường THPT công lập trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2018-2019 trước đổi nguyện vọng là 94.964. So với năm học 2017-2018 thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi đã tăng lên hơn 18.700 em và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập cũng tăng thêm 12.090 chỉ tiêu.
Điều này đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ có khoảng hớn 31.000 thí sinh tại Hà Nội không thể theo học tại các Trường THPT công lập.
Những trường THPT nằm trong tốp đầu như: Thăng Long, Việt Đức, Kim Liên, Trần Phú, Yên Hòa, Phan Đình Phùng, Nguyễn Gia Thiều… đều tăng so với năm trước khoảng 100-200 chỉ tiêu. Cụ thể, Trường Yên Hòa được tuyển 675 chỉ tiêu (năm trước tuyển 480), Trường Kim Liên tuyển 765 chỉ tiêu (năm trước 600); các trường: Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Thăng Long, Nhân Chính… đều tăng khoảng 120-140 chỉ tiêu.
Trong số 110 trường THPT công lập của Hà Nội, có tới trên 20 trường có tỉ lệ thí sinh đăng ký nhiều gấp 2-3 lần chỉ tiêu. Có thể kể đến một số trường như: THPT Chu Văn An (225 chỉ tiêu/619 nguyện vọng), THPT Sơn Tây (270 chỉ tiêu/720 nguyện vọng), THPT Nhân Chính (540 chỉ tiêu/1.646 nguyện vọng), THPT Cầu Giấy (720 chỉ tiêu/1.975 nguyện vọng), THPT Yên Hòa (675 chỉ tiêu/1.721 nguyện vọng), THPT Trương Định (720 chỉ tiêu/1.988 nguyện vọng)…
“Với tỉ lệ chọi rất cao, dự định kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn Hà Nội và các thành phố lớn sẽ là cuộc cạnh tranh căng thẳng, không khác gì thi THPT quốc gia và chắc chắn mức điểm chuẩn sẽ có nhiều biến động.” (Nhận định của một giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM).
Có khoảng 31000 thí sinh không được vào trường THPT công lập
Giải pháp nào cho những thí sinh không trúng tuyển vào hệ công lập?
Có thể cho rằng kỳ thi sắp tới là một cuộc chiến rất khốc liệt với các em. Nhằm giảm tải những áp lực, lo lắng thi cử của thí sinh và phụ huynh, ông Kiều Văn Minh – Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GDĐT Hà Nội khẳng định, việc lựa chọn vào lớp 10 THPT công lập không phải là hướng đi duy nhất. Hiện nay, Hà Nội có 29 trung tâm giáo dục thường xuyên kết hợp với dạy nghề. Học sinh học 3 năm, nhưng chỉ học 7 môn văn hóa thay vì 11 môn như ở trường THPT. Bên cạnh đó, các trung tâm này sẽ kết hợp việc dạy nghề cho học sinh với các trường trung cấp chuyên nghiệp. “Một lợi thế mà phụ huynh, học sinh nên cân nhắc là kết thúc 3 năm học, học sinh thi tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp THPT quốc gia như theo học chương trình phổ thông bình thường, đồng thời có thêm bằng kép học nghề. Ra trường các em có thể tìm được ngay việc làm phù hợp” – ông Minh cho biết.
Đây cũng là lời khuyên của nhiều chuyên gia giáo dục, nhằm giảm áp lực thi cử đối với những học sinh có nhu cầu vừa học văn hóa, vừa học nghề và cả những học sinh khó có thể đạt kết quả tốt trong cuộc chạy đua vào trường công.
Đặc biệt, các thí sinh dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập có sự thay đổi, đó là tuyển sinh theo phương thức “xét tuyển” bằng 1 trong 2 phương án sau:
- Xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018 – 2019.
- Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
Nếu nhà trường tuyển sinh theo phương án 2, điểm xét tuyển được tính như sau:
Điểm xét tuyển = điểm THCS + điểm cộng thêm. Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Đối với phương án này, quy định mức điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp THCS.
Xét tuyển vào các trường THPT ngoài công lập
Nghĩa là, hạnh kiểm tốt và học lực giỏi 10 điểm; hạnh kiểm khá và học lực giỏi, hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá 9 điểm; hạnh kiểm khá và học lực khá 8 điểm; hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình 7 điểm; hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá 6 điểm; trường hợp còn lại 5 điểm.
Điểm THCS tối đa là 40 điểm. Điểm cộng thêm là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
Căn cứ vào số lượng học sinh nộp đơn đăng ký xét tuyển và chỉ tiêu của trường, nhà trường sẽ lấy học sinh có điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những học sinh đã trúng tuyển.
Nguồn: caodangyduocdaklak.com