Phương pháp đi vào giấc ngủ nhanh bạn cần biết

2

Một giấc ngủ ngon giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng sau một ngày dài làm việc. Ngược lại, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu có thể khiến bạn kiệt sức, giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bạn đang gặp vấn đề này, hãy áp dụng các phương pháp sau để giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Khó đi vào giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe
Khó đi vào giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất ngủ?

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những tác nhân phổ biến khiến bạn khó ngủ:

Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh, phát ra từ điện thoại, máy tính, có thể làm giảm sản xuất melatonin, hormone điều tiết giấc ngủ. Sử dụng các thiết bị này vào buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ. Thêm vào đó, căng thẳng từ các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng có thể góp phần gây ra tình trạng mất ngủ. Vì vậy, hạn chế xem phim, đọc báo, hay lướt web trước khi ngủ là điều nên làm.

Ngủ sai giờ

Mỗi người có một đồng hồ sinh học riêng, bao gồm thói quen đi ngủ vào giờ cố định. Nếu không đi ngủ đúng giờ, bạn sẽ gặp khó khăn khi vào giấc ngủ và có thể cảm thấy choáng váng vào buổi sáng.

Uống cà phê vào buổi chiều

Caffeine trong cà phê có thể làm bạn tỉnh táo, nhưng nên hạn chế uống cà phê vào buổi chiều hoặc tối, vì nó có thể làm tăng tinh thần hưng phấn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê không tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên uống một ly mỗi ngày.

Uống nước trước khi đi ngủ

Mặc dù uống nước là cần thiết, nhưng uống quá nhiều vào buổi tối có thể khiến bạn phải dậy đi tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và khó vào lại giấc ngủ.

Không gian ngủ không thoải mái

Chất lượng giấc ngủ phụ thuộc nhiều vào không gian ngủ. Giường ngủ quá cứng, chăn gối thô ráp, hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp có thể gây khó chịu và làm bạn khó ngủ. Ánh sáng quá mạnh cũng có thể làm giảm lượng melatonin sản xuất, dẫn đến giấc ngủ không được sâu.

Tâm trạng căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng có thể làm bạn khó ngủ hơn. Thay vì lo lắng, bạn có thể nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách trước khi đi ngủ để giúp thư giãn tâm trí.

Cách đi vào giấc ngủ nhanh hơn bạn cần biết

Các phương pháp giúp đi vào giấc ngủ nhanh chóng
Các phương pháp giúp đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Theo chia sẻ từ Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, một giấc ngủ kém chất lượng không chỉ làm bạn mệt mỏi, giảm hiệu quả học tập và làm việc, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này và đi vào giấc ngủ nhanh hơn, bạn có thể thử áp dụng những cách sau:

Tránh sử dụng thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể kích thích não bộ, làm giảm cảm giác buồn ngủ và gây khó khăn khi vào giấc ngủ. Ánh sáng này ức chế sản xuất melatonin, hormone giúp tạo cảm giác buồn ngủ. Trước khi ngủ khoảng một giờ, hãy để xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, và tivi để giảm sự căng thẳng và không bị phân tâm bởi các thông báo.

Không nhìn đồng hồ

Việc liên tục nhìn đồng hồ khi thức dậy vào ban đêm có thể khiến bạn lo lắng về tình trạng mất ngủ, làm tăng cảm giác căng thẳng. Để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ, không nên đặt đồng hồ trong phòng ngủ và cố gắng không xem giờ khi bạn thức dậy vào ban đêm.

Tránh ăn trước khi ngủ

Ăn uống trước khi đi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nên để ít nhất 4 giờ sau bữa ăn trước khi đi ngủ để cơ thể tiêu hóa tốt nhất và không làm gián đoạn giấc ngủ.

Hạn chế ngủ ngày hoặc ngủ trưa quá lâu

Ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Để duy trì sự tỉnh táo trong suốt cả ngày, hãy ngủ trưa không quá 30 phút và tránh ngủ nhiều hơn thời gian này.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai, thư giãn và giảm căng thẳng. Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng của bạn. Các hoạt động thể chất cũng giúp sản xuất serotonin, hormone hạnh phúc, hỗ trợ việc dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Mất ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, giảm năng lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm các cơ quan quan trọng như tim mạch và não bộ. Hãy thử áp dụng các phương pháp trên để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Nguồn: https://caodangyduocdaklak.com/